Ngày 21/12, Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội Công Xuân Mùi cho biết suy thoái kinh tế khu vực và thế giới đã tác động mạnh đến việc huy động vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Hà Nội.
Năm 2012, nguồn vốn này vào Thủ đô giảm mạnh, chỉ bằng gần một nửa số vốn đầu tư đăng ký so với năm 2011.
Cụ thể, dự kiến năm 2012, Hà Nội cấp phép mới và bổ sung tăng vốn đầu tư cho 283 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 985 triệu USD. Trong đó, cấp mới 222 dự án với vốn đầu tư đăng ký 775 triệu USD; bổ sung tăng vốn 61 dự án với 210 triệu USD vốn đầu tư đăng ký. Tuy nhiên, nếu so với năm 2011 thì nguồn vốn này chỉ bằng 80,6% về số dự án và bằng 51,6% về số vốn đầu tư đăng ký.
Theo phân tích của ông Công Xuân Mùi, kết quả thu hút FDI năm 2012 gặp nhiều hạn chế như trên là do bối cảnh khó khăn kinh tế khu vực và cả nước nói chung có tác động đến nguồn vốn FDI vào Hà Nội; công tác lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch và thị trường bất động sản và mặt bằng sản xuất kinh doanh nói chung cũng gặp nhiều khó khăn.
Đáng nói hơn, năm 2012 chưa có nhiều dự án lớn vào Hà Nội mà chủ yếu là các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, không sử dụng đất, vốn đầu tư quy mô vừa và nhỏ (dưới 1 triệu USD). Hiện nay, quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình dự án có xu hướng giảm, số lượng các dự án dịch vụ quy mô nhỏ có xu hướng tăng dần. Tính đến nay, số dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD, chiếm tới 35,1% tổng số dự án đăng ký trên địa bàn thành phố.
Cũng theo ông Công Xuân Mùi, trong bối cảnh việc huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Hà Nội gặp nhiều khó khăn như trên thì đáng mừng là vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố năm 2012 ước đạt 232.658,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2011. Trong đó, vốn Nhà nước đạt 68.935 tỷ đồng, vốn ngoài Nhà nước đạt 122.375 tỷ đồng.
Điều này cho thấy sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố cùng sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, nên tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đã có chuyển biến tích cực./.
Năm 2012, nguồn vốn này vào Thủ đô giảm mạnh, chỉ bằng gần một nửa số vốn đầu tư đăng ký so với năm 2011.
Cụ thể, dự kiến năm 2012, Hà Nội cấp phép mới và bổ sung tăng vốn đầu tư cho 283 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 985 triệu USD. Trong đó, cấp mới 222 dự án với vốn đầu tư đăng ký 775 triệu USD; bổ sung tăng vốn 61 dự án với 210 triệu USD vốn đầu tư đăng ký. Tuy nhiên, nếu so với năm 2011 thì nguồn vốn này chỉ bằng 80,6% về số dự án và bằng 51,6% về số vốn đầu tư đăng ký.
Theo phân tích của ông Công Xuân Mùi, kết quả thu hút FDI năm 2012 gặp nhiều hạn chế như trên là do bối cảnh khó khăn kinh tế khu vực và cả nước nói chung có tác động đến nguồn vốn FDI vào Hà Nội; công tác lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch và thị trường bất động sản và mặt bằng sản xuất kinh doanh nói chung cũng gặp nhiều khó khăn.
Đáng nói hơn, năm 2012 chưa có nhiều dự án lớn vào Hà Nội mà chủ yếu là các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, không sử dụng đất, vốn đầu tư quy mô vừa và nhỏ (dưới 1 triệu USD). Hiện nay, quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình dự án có xu hướng giảm, số lượng các dự án dịch vụ quy mô nhỏ có xu hướng tăng dần. Tính đến nay, số dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD, chiếm tới 35,1% tổng số dự án đăng ký trên địa bàn thành phố.
Cũng theo ông Công Xuân Mùi, trong bối cảnh việc huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Hà Nội gặp nhiều khó khăn như trên thì đáng mừng là vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố năm 2012 ước đạt 232.658,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2011. Trong đó, vốn Nhà nước đạt 68.935 tỷ đồng, vốn ngoài Nhà nước đạt 122.375 tỷ đồng.
Điều này cho thấy sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố cùng sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, nên tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đã có chuyển biến tích cực./.
Anh Tùng (TTXVN)