Chiều 12/12, Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Công tác cải tạo trong khu phố cổ Hà Nội phải khôi phục lại giống những yếu tố nguyên gốc hoặc xây dựng mới phải đảm bảo cảnh quan tuyến phố, phù hợp với kiến trúc nhà truyền thống. Có nghĩa là xây dựng mới cần quan tâm đến quy mô và chiều cao công trình, không chỉ là hình thức bên ngoài.
Cũng theo Ban quản lý phố cổ Hà Nội, khi cải tạo nhà phải tuân thủ cấu trúc truyền thống sân – nhà và kiến trúc nhà truyền thống.
Sau khi nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án trùng tu, di chuyển các hộ dân ra khỏi công trình; đơn vị thi công phải hạ giải toàn bộ các cấu kiện để đảm bảo việc gìn giữ và bảo tồn các chi tiết bằng gỗ, đánh giá, phân loại các cấu kiện, tu bổ các chi tiết còn tốt và thay thế các chi tiết thiếu hoặc hư hỏng, gia cố hệ thống nền móng công trình và lắp dựng công trình theo các kết cấu và kiến trúc ban đầu.
Hiện nay, trong khu phố cổ Hà Nội có ba kiểu nhà: Nhà truyền thống, nhà kiểu thuộc địa và nhà kiểu Art – deco (ảnh hưởng của Trung Quốc và châu Âu). Đặc trưng nhà truyền thống tạo nên bởi hình thái kiến trúc thửa đất sâu và hẹp, phân chia cấu trúc không gian các lớp nhà bằng các sân trong; được gọi là nhà hình ống. Lớp nhà tiếp giáp với mặt đường thông thường được sử dụng làm nơi kinh doanh buôn bán, phía trên có gác xép để chứa hàng hóa. Các lớp nhà phía trong là xưởng sản xuất thủ công và là nơi sinh hoạt gia đình.
Trong khi các thành phố lớn châu Á khác đang xóa bỏ những khu đô thị cổ, xây dựng những thành phố mới hiện đại thì Hà Nội tập trung bảo tồn di sản phố cổ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, thu hút khách du lịch. Hiện thành phố cũng đang xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc khu phố cổ Hà Nội nhằm quản lý tốt hơn công tác tu bổ, tôn tạo, xây mới các công trình trong phố cổ góp phần gìn giữ đặc trưng kiến trúc phố cổ Hà Nội./.
Cũng theo Ban quản lý phố cổ Hà Nội, khi cải tạo nhà phải tuân thủ cấu trúc truyền thống sân – nhà và kiến trúc nhà truyền thống.
Sau khi nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án trùng tu, di chuyển các hộ dân ra khỏi công trình; đơn vị thi công phải hạ giải toàn bộ các cấu kiện để đảm bảo việc gìn giữ và bảo tồn các chi tiết bằng gỗ, đánh giá, phân loại các cấu kiện, tu bổ các chi tiết còn tốt và thay thế các chi tiết thiếu hoặc hư hỏng, gia cố hệ thống nền móng công trình và lắp dựng công trình theo các kết cấu và kiến trúc ban đầu.
Hiện nay, trong khu phố cổ Hà Nội có ba kiểu nhà: Nhà truyền thống, nhà kiểu thuộc địa và nhà kiểu Art – deco (ảnh hưởng của Trung Quốc và châu Âu). Đặc trưng nhà truyền thống tạo nên bởi hình thái kiến trúc thửa đất sâu và hẹp, phân chia cấu trúc không gian các lớp nhà bằng các sân trong; được gọi là nhà hình ống. Lớp nhà tiếp giáp với mặt đường thông thường được sử dụng làm nơi kinh doanh buôn bán, phía trên có gác xép để chứa hàng hóa. Các lớp nhà phía trong là xưởng sản xuất thủ công và là nơi sinh hoạt gia đình.
Trong khi các thành phố lớn châu Á khác đang xóa bỏ những khu đô thị cổ, xây dựng những thành phố mới hiện đại thì Hà Nội tập trung bảo tồn di sản phố cổ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, thu hút khách du lịch. Hiện thành phố cũng đang xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc khu phố cổ Hà Nội nhằm quản lý tốt hơn công tác tu bổ, tôn tạo, xây mới các công trình trong phố cổ góp phần gìn giữ đặc trưng kiến trúc phố cổ Hà Nội./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)