Cơ hội kiếm lời nhanh từ thị trường căn hộ ở Hà Nội dường như mong manh hơn khi nguồn cung tăng lên.
Thị trường căn hộ ở Hà Nội đã rục rịch khởi động trở lại khi một số nhà phát triển dự án công bố kế hoạch tung hàng ra thị trường.
Tháng trước, Tập đoàn Nam Cường công bố bán 116 căn hộ thuộc Khu đô thị mới Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Trong một vài ngày nữa tập đoàn này sẽ bán tiếp 400 căn hộ thuộc Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông.
Tuần trước, Indochina Land cũng bắt đầu chiến dịch tiếp thị bán tiếp 207 căn hộ của tổ hợp Indochina Plaza Hanoi, quận Cầu Giấy. Keangnam Hanoi Landmark Tower cũng đã mở bán đợt cuối 20% trong tổng số 918 căn hộ của dự án đang được xây dựng trên đường Phạm Hùng.
Số lượng căn hộ này quá nhỏ so với hàng nghìn căn hộ được tung ra thị trường vào nửa cuối năm 2009, thời điểm Hà Nội lần đầu tiên chứng kiến cảnh xếp hàng và giành quyền bốc thăm mua căn hộ. Nhưng trái với sự háo hức cách đây vài tháng, người mua đã trở nên thận trọng hơn, và đón nhận những lời chào mua một cách dè dặt.
Trong tổng số 116 căn hộ chào bán ở Khu đô thị mới Cổ Nhuế, Tập đoàn Nam Cường mới bán được vài chục căn. Giá tăng - khởi điểm ở mức 1.300USD/m2 so với 900USD/m2 cách đây một năm - chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người mua kém mặn mà. Sâu xa hơn, những diễn biến trên thị trường căn hộ trong mấy tháng gần đây đang khiến người mua thận trọng hơn.
Vụ cháy tòa nhà JSC 34 trên đường Lê Văn Lương làm hai người chết ảnh hưởng phần nào đến tâm lý người mua căn hộ. Nhưng quan trọng hơn, người mua - mà đa phần là những người đầu cơ ngắn hạn - nhận thấy khó có thể tiếp tục lướt sóng căn hộ trong bối cảnh thị trường đã có nhiều thay đổi so với thời điểm cuối năm ngoái.
Nguồn cung khan hiếm do các chủ đầu tư tung hàng nhỏ giọt trong lúc tâm lý các nhà đầu tư hứng khởi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tranh nhau mua căn hộ hồi tháng 10-11 năm ngoái. Nhưng khi ngày càng có nhiều chủ đầu tư tung hàng ra thì lượng cung hàng cũng ngày càng lớn, đồng nghĩa với việc bán hàng ngày càng khó khăn hơn.
Không ít người hốt bạc từ lướt sóng căn hộ khi thị trường còn đang “sốt,” nhưng những người mua về sau lại đang bị kẹt lại do không bán lại được vì lượng hàng hóa để người mua lựa chọn giờ đây đã dồi dào hơn.
Và cho đến tận thời điểm này, những người chen chân mua căn hộ ở Dương Nội hay Indochina Plaza cuối năm ngoái nhằm lướt sóng đành “ngậm ngùi” đóng tiền góp vốn theo tiến độ vì không tìm được người mua.
Theo “dấu chân” của thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Hơn hai năm trước, tình trạng xếp hàng mua căn hộ cũng diễn ra ở các dự án Phú Mỹ Hưng và The Vista nhưng sau đó đã nhanh chóng nguội đi do lượng cung căn hộ tăng lên nhanh chóng. Trong năm qua, không ít các dự án ở thành phố này phải giảm giá, nhưng cái thời “vừa bung hàng đã hết” không còn nữa.
Hầu như không có dự án căn hộ nào ở Thành phố Hồ Chí Minh "bung hàng" trong năm qua bán được hết hàng cho đến thời điểm này. Lượng cung căn hộ trong năm nay, theo dự báo của CB Richard Ellis, lên đến 30.000 căn, cao gấp ba lần so với năm 2009, tạo nên những áp lực không nhỏ lên các chủ đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù số lượng căn hộ ở Hà Nội không lớn như ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lượng cung mới cũng tạo ra sức ép đáng kể lên các chủ đầu tư các dự án. Theo tính toán của CB Richard Ellis, năm nay Hà Nội dự kiến sẽ đón nhận thêm khoảng 8.500 căn hộ mới.
Còn theo Savills, trong quý 1 đã có trên 1.000 căn hộ tung ra thị trường, và dự kiến trong quý 2 sẽ có thêm 2.000 căn hộ nữa. Trong nửa cuối năm, Savills dự báo có 11 dự án có thể tung hàng ra bán với số lượng khoảng 3.000 căn. Dự báo của hai công ty này có thể khác nhau, nhưng chỉ với con số dự báo thấp nhất thôi thì người mua cũng đã có rất nhiều sự lựa chọn.
Đó là chưa kể những dự án đã tung hàng ra thị trường trong năm ngoái nhưng chưa bán hết và tiếp tục bán tiếp trong năm nay như Usilk City hay Dolphin Plaza. Thị trường đã chuyển từ người bán sang người mua, và vì thế người mua cũng không vội vàng khi đặt bút ký hợp đồng.
Dù ông Matthew Powell, Giám đốc chi nhánh Hà Nội của Savills, dự đoán thị trường căn hộ sẽ giao dịch sôi động hơn trong quý 2 do tính đa dạng của giá và loại hình sản phẩm, nhưng lượng cung lớn đang tạo áp lực nhấn chìm cơ hội lướt sóng căn hộ của các nhà đầu tư ngắn hạn.
Thực tế, lượng cung lớn đang tạo áp lực lên các chủ đầu tư. Chưa có chủ đầu tư nào ở Hà Nội công bố giảm giá mạnh như ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng bằng cách này hay cách khác, một số nhà đầu tư đang tìm cách giảm giá bán để thu hút khách hàng.
Mới đây, Tập đoàn Nam Cường công bố sẽ bán khu căn hộ CT7 - Lê Văn Lương Residentials với giá thấp nhất khoảng 14 triệu đồng/m2, thấp hơn đáng kể so với giá của những căn hộ thuộc cùng dự án được tung ra thị trường hồi cuối năm ngoái. Tuy nhiên, những căn hộ mới này chỉ được hoàn thiện mặt ngoài, còn những chi tiết hoàn thiện bên trong như sàn nhà hay trang thiết bị điện, vệ sinh không có.
Chưa biết nỗ lực hạ giá bán này của Nam Cường có thành công hay không, nhưng động thái này cho thấy bán căn hộ - dù ở giá gốc - ở Hà Nội cũng bắt đầu khó khăn hơn, giống với tình trạng hiện nay tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Peter Ryder, Tổng giám đốc Indochina Land cũng thừa nhận trong cuộc họp báo mới đây rằng, với một dự án cao cấp như Indochina Plaza có giá bán từ 2.900-3.300USD/m2, ông cũng không hy vọng việc bán tiếp căn hộ tại dự án này sẽ diễn ra nhanh chóng như thời điểm cuối năm ngoái vì thị trường đã khó khăn hơn.
Là nhà môi giới bất động sản và cũng mong muốn dự án mình tư vấn bán hàng được nhanh, nhưng ông Matthew Powell cũng phải nói rằng: “Đã đến lúc người mua nên chú ý đến đầu tư dài hạn mà không nên cố gắng dự đoán sự trồi sụt của thị trường trong ngắn hạn để kiếm lời tức thì”./.
Thị trường căn hộ ở Hà Nội đã rục rịch khởi động trở lại khi một số nhà phát triển dự án công bố kế hoạch tung hàng ra thị trường.
Tháng trước, Tập đoàn Nam Cường công bố bán 116 căn hộ thuộc Khu đô thị mới Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Trong một vài ngày nữa tập đoàn này sẽ bán tiếp 400 căn hộ thuộc Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông.
Tuần trước, Indochina Land cũng bắt đầu chiến dịch tiếp thị bán tiếp 207 căn hộ của tổ hợp Indochina Plaza Hanoi, quận Cầu Giấy. Keangnam Hanoi Landmark Tower cũng đã mở bán đợt cuối 20% trong tổng số 918 căn hộ của dự án đang được xây dựng trên đường Phạm Hùng.
Số lượng căn hộ này quá nhỏ so với hàng nghìn căn hộ được tung ra thị trường vào nửa cuối năm 2009, thời điểm Hà Nội lần đầu tiên chứng kiến cảnh xếp hàng và giành quyền bốc thăm mua căn hộ. Nhưng trái với sự háo hức cách đây vài tháng, người mua đã trở nên thận trọng hơn, và đón nhận những lời chào mua một cách dè dặt.
Trong tổng số 116 căn hộ chào bán ở Khu đô thị mới Cổ Nhuế, Tập đoàn Nam Cường mới bán được vài chục căn. Giá tăng - khởi điểm ở mức 1.300USD/m2 so với 900USD/m2 cách đây một năm - chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người mua kém mặn mà. Sâu xa hơn, những diễn biến trên thị trường căn hộ trong mấy tháng gần đây đang khiến người mua thận trọng hơn.
Vụ cháy tòa nhà JSC 34 trên đường Lê Văn Lương làm hai người chết ảnh hưởng phần nào đến tâm lý người mua căn hộ. Nhưng quan trọng hơn, người mua - mà đa phần là những người đầu cơ ngắn hạn - nhận thấy khó có thể tiếp tục lướt sóng căn hộ trong bối cảnh thị trường đã có nhiều thay đổi so với thời điểm cuối năm ngoái.
Nguồn cung khan hiếm do các chủ đầu tư tung hàng nhỏ giọt trong lúc tâm lý các nhà đầu tư hứng khởi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tranh nhau mua căn hộ hồi tháng 10-11 năm ngoái. Nhưng khi ngày càng có nhiều chủ đầu tư tung hàng ra thì lượng cung hàng cũng ngày càng lớn, đồng nghĩa với việc bán hàng ngày càng khó khăn hơn.
Không ít người hốt bạc từ lướt sóng căn hộ khi thị trường còn đang “sốt,” nhưng những người mua về sau lại đang bị kẹt lại do không bán lại được vì lượng hàng hóa để người mua lựa chọn giờ đây đã dồi dào hơn.
Và cho đến tận thời điểm này, những người chen chân mua căn hộ ở Dương Nội hay Indochina Plaza cuối năm ngoái nhằm lướt sóng đành “ngậm ngùi” đóng tiền góp vốn theo tiến độ vì không tìm được người mua.
Theo “dấu chân” của thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Hơn hai năm trước, tình trạng xếp hàng mua căn hộ cũng diễn ra ở các dự án Phú Mỹ Hưng và The Vista nhưng sau đó đã nhanh chóng nguội đi do lượng cung căn hộ tăng lên nhanh chóng. Trong năm qua, không ít các dự án ở thành phố này phải giảm giá, nhưng cái thời “vừa bung hàng đã hết” không còn nữa.
Hầu như không có dự án căn hộ nào ở Thành phố Hồ Chí Minh "bung hàng" trong năm qua bán được hết hàng cho đến thời điểm này. Lượng cung căn hộ trong năm nay, theo dự báo của CB Richard Ellis, lên đến 30.000 căn, cao gấp ba lần so với năm 2009, tạo nên những áp lực không nhỏ lên các chủ đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù số lượng căn hộ ở Hà Nội không lớn như ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lượng cung mới cũng tạo ra sức ép đáng kể lên các chủ đầu tư các dự án. Theo tính toán của CB Richard Ellis, năm nay Hà Nội dự kiến sẽ đón nhận thêm khoảng 8.500 căn hộ mới.
Còn theo Savills, trong quý 1 đã có trên 1.000 căn hộ tung ra thị trường, và dự kiến trong quý 2 sẽ có thêm 2.000 căn hộ nữa. Trong nửa cuối năm, Savills dự báo có 11 dự án có thể tung hàng ra bán với số lượng khoảng 3.000 căn. Dự báo của hai công ty này có thể khác nhau, nhưng chỉ với con số dự báo thấp nhất thôi thì người mua cũng đã có rất nhiều sự lựa chọn.
Đó là chưa kể những dự án đã tung hàng ra thị trường trong năm ngoái nhưng chưa bán hết và tiếp tục bán tiếp trong năm nay như Usilk City hay Dolphin Plaza. Thị trường đã chuyển từ người bán sang người mua, và vì thế người mua cũng không vội vàng khi đặt bút ký hợp đồng.
Dù ông Matthew Powell, Giám đốc chi nhánh Hà Nội của Savills, dự đoán thị trường căn hộ sẽ giao dịch sôi động hơn trong quý 2 do tính đa dạng của giá và loại hình sản phẩm, nhưng lượng cung lớn đang tạo áp lực nhấn chìm cơ hội lướt sóng căn hộ của các nhà đầu tư ngắn hạn.
Thực tế, lượng cung lớn đang tạo áp lực lên các chủ đầu tư. Chưa có chủ đầu tư nào ở Hà Nội công bố giảm giá mạnh như ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng bằng cách này hay cách khác, một số nhà đầu tư đang tìm cách giảm giá bán để thu hút khách hàng.
Mới đây, Tập đoàn Nam Cường công bố sẽ bán khu căn hộ CT7 - Lê Văn Lương Residentials với giá thấp nhất khoảng 14 triệu đồng/m2, thấp hơn đáng kể so với giá của những căn hộ thuộc cùng dự án được tung ra thị trường hồi cuối năm ngoái. Tuy nhiên, những căn hộ mới này chỉ được hoàn thiện mặt ngoài, còn những chi tiết hoàn thiện bên trong như sàn nhà hay trang thiết bị điện, vệ sinh không có.
Chưa biết nỗ lực hạ giá bán này của Nam Cường có thành công hay không, nhưng động thái này cho thấy bán căn hộ - dù ở giá gốc - ở Hà Nội cũng bắt đầu khó khăn hơn, giống với tình trạng hiện nay tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Peter Ryder, Tổng giám đốc Indochina Land cũng thừa nhận trong cuộc họp báo mới đây rằng, với một dự án cao cấp như Indochina Plaza có giá bán từ 2.900-3.300USD/m2, ông cũng không hy vọng việc bán tiếp căn hộ tại dự án này sẽ diễn ra nhanh chóng như thời điểm cuối năm ngoái vì thị trường đã khó khăn hơn.
Là nhà môi giới bất động sản và cũng mong muốn dự án mình tư vấn bán hàng được nhanh, nhưng ông Matthew Powell cũng phải nói rằng: “Đã đến lúc người mua nên chú ý đến đầu tư dài hạn mà không nên cố gắng dự đoán sự trồi sụt của thị trường trong ngắn hạn để kiếm lời tức thì”./.
Bài viết này được đăng tải theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tạp chí Doanh nhân thuộc VCCI và Vietnam+ |
(Doanh nhân/Vietnam+)