Ngày 2/8, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã tới dự và gắn biển Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội cho công trình tu bổ đền Quán Thánh (quận Ba Đình), trấn Đông của Kinh thành Thăng Long xưa.
Từ tháng 6/2009 đến tháng 7/2010, quận Ba Đình đã tiến hành tu bổ, tôn tạo đền Quán Thánh, với tổng kinh phí đầu tư là 14 tỷ đồng.
Các hạng mục chính được tôn tạo lần này gồm hạ giải toàn bộ mái đền chính, lợp lại bằng ngói mũi hài phục chế, đắp lại các con giống, hoa văn trên mái; thay mới hệ thống cửa đi, cửa hồi; tu bổ lại mái, đắp chữ, câu đối của nghi môn; cải tạo lại hệ thống sân vườn và một số công trình phụ trợ khác.
Tại lễ gắn biển, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh công trình tu bổ di tích đền Quán Thánh là việc làm ý nghĩa, thể hiện tình cảm và sự tri ân của lớp con cháu đối với công lao của các bậc tiền nhân, góp phần tạo dựng bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Ông Nguyễn Thế Thảo cho rằng các cơ quan hữu quan cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy tốt hơn nữa giá trị của di tích, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội.
Theo sử sách, đền Quán Thánh, hay Quán Trấn Vũ là một trong "Tứ trấn" của Kinh thành Thăng Long.
Đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, tương truyền là người đã có công giúp vua An Dương Vương khi xây thành Cổ Loa.
Đền được dựng trong Kinh thành Thăng Long từ thời nhà Lý (1160).
Năm 1474, khi mở rộng Hoàng thành, vua Lê Thánh Tông cho di chuyển đền ra địa điểm hiện nay.
Trong đền có tượng thánh Trấn Vũ bằng đồng đen, đúc năm 1677, đời Lê Hy Tông, cao 3,72m nặng khoảng 4 tấn. Tượng có hình dáng một đạo sĩ ngồi, y phục gọn gàng, tóc xõa, chân không giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn quanh thân gươm đặt trên lưng rùa./.
Từ tháng 6/2009 đến tháng 7/2010, quận Ba Đình đã tiến hành tu bổ, tôn tạo đền Quán Thánh, với tổng kinh phí đầu tư là 14 tỷ đồng.
Các hạng mục chính được tôn tạo lần này gồm hạ giải toàn bộ mái đền chính, lợp lại bằng ngói mũi hài phục chế, đắp lại các con giống, hoa văn trên mái; thay mới hệ thống cửa đi, cửa hồi; tu bổ lại mái, đắp chữ, câu đối của nghi môn; cải tạo lại hệ thống sân vườn và một số công trình phụ trợ khác.
Tại lễ gắn biển, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh công trình tu bổ di tích đền Quán Thánh là việc làm ý nghĩa, thể hiện tình cảm và sự tri ân của lớp con cháu đối với công lao của các bậc tiền nhân, góp phần tạo dựng bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Ông Nguyễn Thế Thảo cho rằng các cơ quan hữu quan cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy tốt hơn nữa giá trị của di tích, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội.
Theo sử sách, đền Quán Thánh, hay Quán Trấn Vũ là một trong "Tứ trấn" của Kinh thành Thăng Long.
Đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, tương truyền là người đã có công giúp vua An Dương Vương khi xây thành Cổ Loa.
Đền được dựng trong Kinh thành Thăng Long từ thời nhà Lý (1160).
Năm 1474, khi mở rộng Hoàng thành, vua Lê Thánh Tông cho di chuyển đền ra địa điểm hiện nay.
Trong đền có tượng thánh Trấn Vũ bằng đồng đen, đúc năm 1677, đời Lê Hy Tông, cao 3,72m nặng khoảng 4 tấn. Tượng có hình dáng một đạo sĩ ngồi, y phục gọn gàng, tóc xõa, chân không giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn quanh thân gươm đặt trên lưng rùa./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)