Ngày 23/8, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc họp với các ngành chức năng và một số quận, huyện về kết quả kiểm tra hoạt động khai thác cát, sử dụng bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
Theo cáo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, qua kiểm tra 45 tổ chức, cá nhân trên địa bàn bốn quận, huyện (bao gồm Hoàng Mai, Đông Anh, Gia Lâm và Đan Phượng) với tổng diện tích đất sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng là 545.560m2, trong số này, chỉ có 30% diện tích đất có hợp đồng thuê đất đúng quy định (164.204m2); diện tích đất do ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tạm giao hoặc cho thuê trái thẩm quyền chiếm 66% (361.812m2).
Cũng theo thống kê, có 12/45 đơn vị, cá nhân có thủ tục pháp lý về môi trường (chiếm 27%); 30/45 đơn vị, cá nhân có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa địa (chiếm 67%); 15/45 đơn vị, cá nhân đã có văn bản đình chỉ hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nhưng chưa thực hiện (chiếm 36%).
Theo thống kê đến tháng 6/2011, trên các tuyến sông Hồng, sông Đáy, sông Cà Lồ thuộc địa phận Hà Nội, hiện có tới 22 điểm khai thác cát. Trong số đó có tới 14 điểm không có phép vẫn hoạt động.
Đối với 214 bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng, có tới 179 điểm không có phép.
Hoạt động khai thác cát trái phép tập trung trên dọc hai tuyến sông Hồng và sông Đuống tại địa bàn các quận, huyện Từ Liêm, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đông Anh, Long Biên, Hoàng Mai, Phú Xuyên.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hệ thống sông Hồng, sông Đuống và sông Đà, đoạn chảy qua Hà Nội, lên tới hơn 280km, do đó hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ở những đoạn sông này đang diễn ra hết sức phức tạp. Trong đó, sông Hồng là địa điểm mà các chủ tàu khai thác cát trái phép tập trung nhiều hơn cả bởi lưu vực sông nơi đây có một lượng lớn cát đen cho lợi nhuận cao.
Đáng chú ý, các trường hợp tàu vi phạm phần lớn đều từ các địa phương lân cận khác như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ...
Các đối tượng khai thác cát trái phép thường chọn những địa bàn giáp ranh như Sơn Tây-Ba Vì, Phúc Thọ-Đan Phượng, Đan Phượng-Mê Linh, lợi dụng đêm tối, tập trung ở những bến sông vắng người rồi neo đậu tàu thả vòi xuống đáy sông hút cát.
Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy Công an thành phố Hà Nội cho biết, từ đầu tháng Tư tới nay đã có 23 trường hợp khai thác cát trái phép bị Cảnh sát giao thông đường thủy xử lý trên sông Hồng và sông Đuống.
Trong đó, có tới hơn một nửa số vụ vi phạm thuộc chuyên đề xử lý vi phạm khai thác cát đen trên sông Hồng.
Địa điểm các tàu thuyền thường tập trung khai thác trái phép ở quanh khu vực thượng, hạ lưu cầu Thăng Long, huyện Đông Anh, Từ Liêm và quận Tây Hồ.
Trong quá trình khai thác, các doanh nghiệp, cá nhân thường chấp hành không đúng các quy định nên ảnh hưởng rất lớn đến luồng tuyến giao thông.
Qua kiểm tra cho thấy phần lớn các điểm khai thác đều không được cấp phép, tuy nhiên trong số ít những điểm được cấp phép thì lại phổ biến việc khai thác vượt quá phạm vi cho phép và không có phương án đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Để chấn chỉnh hoạt động khai thác cát trái phép và bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đê điều và giao thông đường thủy, ngay sau khi kiểm tra và phát hiện, các cơ quan chức năng đã yêu cầu ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn có hợp đồng cho thuê thầu làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng, sử dụng đất sai mục đích phải khẩn trương hủy hợp đồng cho thuê đất trái thẩm quyền, đình chỉ mọi hoạt động tập kết trên đất thuê thầu, hoàn trả mặt bằng theo nguyên trạng.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tổng hợp, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng cát, khoanh định khu vực cấm và tạm thời cấm thăm dò, khai thác cát. Đồng thời, Công an Hà Nội và Sở Giao thông vận tải sẽ tăng cường kiểm tra, kiên quyết bắt giữ, tịch thu các phương tiện hút cát trái phép cũng như cấm lưu thông xe tải chở cát, sỏi không rõ nguồn gốc.
Trong tháng 8/2011 và chuẩn bị Tháng An toàn giao thông, các địa phương sẽ chủ động kiểm tra ở những thời điểm bất ngờ như ban đêm, đột xuất khi phát hiện đối tượng bơm, hút trộm hoặc vi phạm khác; kiểm tra, xử lý đến cùng các hành vi vi phạm, nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sỏi, bảo đảm an toàn cho giao thông đường thủy, đặc biệt trong mùa mưa lũ./.
Theo cáo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, qua kiểm tra 45 tổ chức, cá nhân trên địa bàn bốn quận, huyện (bao gồm Hoàng Mai, Đông Anh, Gia Lâm và Đan Phượng) với tổng diện tích đất sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng là 545.560m2, trong số này, chỉ có 30% diện tích đất có hợp đồng thuê đất đúng quy định (164.204m2); diện tích đất do ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tạm giao hoặc cho thuê trái thẩm quyền chiếm 66% (361.812m2).
Cũng theo thống kê, có 12/45 đơn vị, cá nhân có thủ tục pháp lý về môi trường (chiếm 27%); 30/45 đơn vị, cá nhân có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa địa (chiếm 67%); 15/45 đơn vị, cá nhân đã có văn bản đình chỉ hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nhưng chưa thực hiện (chiếm 36%).
Theo thống kê đến tháng 6/2011, trên các tuyến sông Hồng, sông Đáy, sông Cà Lồ thuộc địa phận Hà Nội, hiện có tới 22 điểm khai thác cát. Trong số đó có tới 14 điểm không có phép vẫn hoạt động.
Đối với 214 bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng, có tới 179 điểm không có phép.
Hoạt động khai thác cát trái phép tập trung trên dọc hai tuyến sông Hồng và sông Đuống tại địa bàn các quận, huyện Từ Liêm, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đông Anh, Long Biên, Hoàng Mai, Phú Xuyên.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hệ thống sông Hồng, sông Đuống và sông Đà, đoạn chảy qua Hà Nội, lên tới hơn 280km, do đó hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ở những đoạn sông này đang diễn ra hết sức phức tạp. Trong đó, sông Hồng là địa điểm mà các chủ tàu khai thác cát trái phép tập trung nhiều hơn cả bởi lưu vực sông nơi đây có một lượng lớn cát đen cho lợi nhuận cao.
Đáng chú ý, các trường hợp tàu vi phạm phần lớn đều từ các địa phương lân cận khác như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ...
Các đối tượng khai thác cát trái phép thường chọn những địa bàn giáp ranh như Sơn Tây-Ba Vì, Phúc Thọ-Đan Phượng, Đan Phượng-Mê Linh, lợi dụng đêm tối, tập trung ở những bến sông vắng người rồi neo đậu tàu thả vòi xuống đáy sông hút cát.
Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy Công an thành phố Hà Nội cho biết, từ đầu tháng Tư tới nay đã có 23 trường hợp khai thác cát trái phép bị Cảnh sát giao thông đường thủy xử lý trên sông Hồng và sông Đuống.
Trong đó, có tới hơn một nửa số vụ vi phạm thuộc chuyên đề xử lý vi phạm khai thác cát đen trên sông Hồng.
Địa điểm các tàu thuyền thường tập trung khai thác trái phép ở quanh khu vực thượng, hạ lưu cầu Thăng Long, huyện Đông Anh, Từ Liêm và quận Tây Hồ.
Trong quá trình khai thác, các doanh nghiệp, cá nhân thường chấp hành không đúng các quy định nên ảnh hưởng rất lớn đến luồng tuyến giao thông.
Qua kiểm tra cho thấy phần lớn các điểm khai thác đều không được cấp phép, tuy nhiên trong số ít những điểm được cấp phép thì lại phổ biến việc khai thác vượt quá phạm vi cho phép và không có phương án đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Để chấn chỉnh hoạt động khai thác cát trái phép và bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đê điều và giao thông đường thủy, ngay sau khi kiểm tra và phát hiện, các cơ quan chức năng đã yêu cầu ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn có hợp đồng cho thuê thầu làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng, sử dụng đất sai mục đích phải khẩn trương hủy hợp đồng cho thuê đất trái thẩm quyền, đình chỉ mọi hoạt động tập kết trên đất thuê thầu, hoàn trả mặt bằng theo nguyên trạng.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tổng hợp, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng cát, khoanh định khu vực cấm và tạm thời cấm thăm dò, khai thác cát. Đồng thời, Công an Hà Nội và Sở Giao thông vận tải sẽ tăng cường kiểm tra, kiên quyết bắt giữ, tịch thu các phương tiện hút cát trái phép cũng như cấm lưu thông xe tải chở cát, sỏi không rõ nguồn gốc.
Trong tháng 8/2011 và chuẩn bị Tháng An toàn giao thông, các địa phương sẽ chủ động kiểm tra ở những thời điểm bất ngờ như ban đêm, đột xuất khi phát hiện đối tượng bơm, hút trộm hoặc vi phạm khác; kiểm tra, xử lý đến cùng các hành vi vi phạm, nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sỏi, bảo đảm an toàn cho giao thông đường thủy, đặc biệt trong mùa mưa lũ./.
Minh Nghĩa (TTXVN/Vietnam+)