Sáng 4/5, đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội do Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Ngô Thị Doãn Thanh dẫn đầu đã làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư về đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế giai đoạn 2009-2015.
Hiện nay Hà Nội có 97 dự án xã hội hóa đầu tư về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.472 tỉ đồng; sử dụng trên 1,7 triệu m2 đất.
Tuy nhiên, trong số 68 dự án xã hội hóa về lĩnh vực giáo dục mới có 5 dự án được đưa vào khai thác sử dụng; 10 dự án đã khởi công, đang đầu tư xây dựng; còn 24 dự án đã hoàn thành chuẩn bị đầu tư và dự kiến khởi công trong năm 2012.
Về lĩnh vực xã hội hóa y tế, mới có 1/29 dự án bệnh viện được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
Bà Nguyễn Thị Bài - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận, công tác xã hội hóa của thành phố còn hạn chế, chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức từ cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư và cộng đồng dân cư.
Việc cung cấp thông tin, tư vấn, đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ cũng như kết quả hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa của các sở quản lý còn hạn chế, chưa tạo độ tin cậy của người dân khi sử dụng các sản phẩm của các dự án xã hội hóa.
Đặc biệt, việc tạo quỹ đất sạch theo Nghị định 69 của Chính phủ để kêu gọi các dự án khuyến khích xã hội hóa còn nhiều khó khăn do khả năng ngân sách hạn chế.
Việc hoàn trả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư đã ứng trước kinh phí trong khi cơ chế hoàn trả chưa khả thi. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay cho các dự án xã hội hóa cũng còn gặp khó khăn.
Cơ chế quản lý các dự án xã hội hóa chưa có sự thống nhất, bình đẳng giữa các khu đô thị như nơi thì giao quỹ đất để thành phố chấp thuận lựa chọn nhà đầu tư, nơi thì giao nhà đầu tư cấp 1 thực hiện xây dựng, bàn giao cho địa phương, hoặc tự lựa chọn nhà đầu tư cấp 2 để thực hiện các dự án...
Một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện dự án xã hội hóa là một số nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án đã không đáp ứng được về năng lực tài chính, quản lý chuyên ngành.
Bên cạnh đó, chưa có cơ chế đặc thù cho các địa bàn kém hấp dẫn về xã hội hóa nên nơi cần kêu gọi đầu tư xã hội hóa thì lại không có nhà đầu tư nào đến, còn nơi đã có quá nhiều dự án xã hội hóa thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư...
Kết luận buổi giám sát, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng, với vai trò là cơ quan thường trực trong công tác xã hội hóa của thành phố nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa chủ động thực hiện chức năng của mình nên hiệu quả chưa như mong muốn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu về học tập, khám chữa bệnh của người dân.
Vì vậy, trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải phát huy tốt vai trò là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết những khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực giáo dục đào tạo và y tế.
Sở cần khẩn trương phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục đào tạo trong việc công khai, hướng dẫn thực hiện quy hoạch về giáo dục, y tế, công khai danh mục dự án xã hội hóa cho người dân và các chủ đầu tư được biết.
Đặc biệt, cần phải rà soát cơ chế chính sách hiện có để đề xuất điều chỉnh những chính sách không còn phù hợp; tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với công tác xã hội hóa, phát hiện, nhân rộng những cách làm tốt ở các địa phương, đơn vị./.
Hiện nay Hà Nội có 97 dự án xã hội hóa đầu tư về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.472 tỉ đồng; sử dụng trên 1,7 triệu m2 đất.
Tuy nhiên, trong số 68 dự án xã hội hóa về lĩnh vực giáo dục mới có 5 dự án được đưa vào khai thác sử dụng; 10 dự án đã khởi công, đang đầu tư xây dựng; còn 24 dự án đã hoàn thành chuẩn bị đầu tư và dự kiến khởi công trong năm 2012.
Về lĩnh vực xã hội hóa y tế, mới có 1/29 dự án bệnh viện được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
Bà Nguyễn Thị Bài - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận, công tác xã hội hóa của thành phố còn hạn chế, chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức từ cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư và cộng đồng dân cư.
Việc cung cấp thông tin, tư vấn, đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ cũng như kết quả hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa của các sở quản lý còn hạn chế, chưa tạo độ tin cậy của người dân khi sử dụng các sản phẩm của các dự án xã hội hóa.
Đặc biệt, việc tạo quỹ đất sạch theo Nghị định 69 của Chính phủ để kêu gọi các dự án khuyến khích xã hội hóa còn nhiều khó khăn do khả năng ngân sách hạn chế.
Việc hoàn trả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư đã ứng trước kinh phí trong khi cơ chế hoàn trả chưa khả thi. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay cho các dự án xã hội hóa cũng còn gặp khó khăn.
Cơ chế quản lý các dự án xã hội hóa chưa có sự thống nhất, bình đẳng giữa các khu đô thị như nơi thì giao quỹ đất để thành phố chấp thuận lựa chọn nhà đầu tư, nơi thì giao nhà đầu tư cấp 1 thực hiện xây dựng, bàn giao cho địa phương, hoặc tự lựa chọn nhà đầu tư cấp 2 để thực hiện các dự án...
Một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện dự án xã hội hóa là một số nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án đã không đáp ứng được về năng lực tài chính, quản lý chuyên ngành.
Bên cạnh đó, chưa có cơ chế đặc thù cho các địa bàn kém hấp dẫn về xã hội hóa nên nơi cần kêu gọi đầu tư xã hội hóa thì lại không có nhà đầu tư nào đến, còn nơi đã có quá nhiều dự án xã hội hóa thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư...
Kết luận buổi giám sát, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng, với vai trò là cơ quan thường trực trong công tác xã hội hóa của thành phố nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa chủ động thực hiện chức năng của mình nên hiệu quả chưa như mong muốn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu về học tập, khám chữa bệnh của người dân.
Vì vậy, trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải phát huy tốt vai trò là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết những khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực giáo dục đào tạo và y tế.
Sở cần khẩn trương phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục đào tạo trong việc công khai, hướng dẫn thực hiện quy hoạch về giáo dục, y tế, công khai danh mục dự án xã hội hóa cho người dân và các chủ đầu tư được biết.
Đặc biệt, cần phải rà soát cơ chế chính sách hiện có để đề xuất điều chỉnh những chính sách không còn phù hợp; tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với công tác xã hội hóa, phát hiện, nhân rộng những cách làm tốt ở các địa phương, đơn vị./.
Thanh Bình (TTXVN)