Ngày 29/11, Sở Xây dựng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội đã tổ chức lễ khởi công xây dựng và cải tạo ba trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế, Đồng Bông 1 và Đồng Bông 2 thuộc khu vực phía Tây thành phố, với tổng kinh phí đầu tư 618 tỷ đồng; trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Bỉ là 9,8 triệu euro (hơn 264 tỷ đồng).
Theo thiết kế, ba trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế (tiểu lưu vực Cổ Nhuế), trạm bơm Đồng Bông 1( tiểu lưu vực Mỹ Đình) và trạm bơm Đồng Bông 2 (tiểu lưu vực Mễ Trì) được xây dựng với công suất lần lượt là 12m3/s, 8m3/s, 9m3/s cùng với các công trình phụ trợ và hệ thống kênh dẫn vào trạm bơm, kênh xả ra sông Nhuệ và các cửa điều tiết cho các trạm bơm.
Để xây dựng ba trạm bơm phải giải phóng mặt bằng, thu hồi diện tích đất khoảng 39.580m2. Dự án này do nhà thầu Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại 68 thi công trong vòng hai năm, Công ty CFE Eco Tech cung cấp thiết bị.
Phát biểu tại lễ khởi công, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết dự án xây dựng và cải tạo ba trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2 là một trong những dự án quan trọng của thành phố Hà Nội do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội quản lý và xây dựng. Đây là trạm bơm trục vít, có tính năng ưu việt so với các loại trạm bơm đang áp dụng hiện nay, vật tư, thiết bị nhập của Vương quốc Bỉ.
Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, ba trạm bơm nêu trên sẽ cải thiện đáng kể tình hình úng ngập cho khu vực Cổ Nhuế, Mỹ Đình và Mễ Trì, hiện đang có tốc độ đô thị hóa cao nhất thành phố hiện nay. Việc xây dựng ba công trình thoát nước này cũng nằm trong thứ tự ưu tiên phát triển hệ thống thoát nước Thủ đô theo Quy hoạch Thoát nước Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Ủy ban Nhân dân thành phố thông qua và đang trình Bộ Xây dựng phê duyệt.
Để công trình hoàn thành đúng tiến độ, Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Từ Liêm và các sở ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân, hoàn thành thiết kế kỹ thuật để triển khai xây dựng các trạm bơm đúng tiến độ, đưa vào sử dụng giải quyết úng ngập cho Thủ đô trong mùa mưa năm 2014.
Ngài Bruno Angelet, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam bày tỏ mong muốn được tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong việc quản lý nước thải. Đây là mối quan tâm của các thành phố phát triển như thành phố Hà Nội đang phải đầu tư nhiều cho hệ thống thoát nước thải để giảm thiểu úng ngập.
Theo Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội Đoàn Lê, hiện khu vực phía Tây thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ đang phát triển nhanh chóng, hình thành một loạt khu đô thị mới, cơ quan quan trọng của Nhà nước... làm thay đổi diện mạo của thành phố song.
Đồng thời, việc tiêu thoát nước của khu vực này cũng gặp khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp của mực nước sông Nhuệ; trong đó khu vực Cổ Nhuế, Mỹ Đình và Mễ Trì sử dụng trạm bơm công suất nhỏ đã khai thác khoảng 20 năm nay, xuống cấp, lạc hậu không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước cho khu vực khi xảy ra mưa.
Do đó, việc xây dựng ba trạm bơm Đồng Bông 1, Đồng Bông 2 và Cổ Nhuế sẽ đảm bảo chủ động trong công tác thoát nước, giảm thiểu úng ngập, đồng thời cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho nhân dân địa phương./.
Theo thiết kế, ba trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế (tiểu lưu vực Cổ Nhuế), trạm bơm Đồng Bông 1( tiểu lưu vực Mỹ Đình) và trạm bơm Đồng Bông 2 (tiểu lưu vực Mễ Trì) được xây dựng với công suất lần lượt là 12m3/s, 8m3/s, 9m3/s cùng với các công trình phụ trợ và hệ thống kênh dẫn vào trạm bơm, kênh xả ra sông Nhuệ và các cửa điều tiết cho các trạm bơm.
Để xây dựng ba trạm bơm phải giải phóng mặt bằng, thu hồi diện tích đất khoảng 39.580m2. Dự án này do nhà thầu Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại 68 thi công trong vòng hai năm, Công ty CFE Eco Tech cung cấp thiết bị.
Phát biểu tại lễ khởi công, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết dự án xây dựng và cải tạo ba trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2 là một trong những dự án quan trọng của thành phố Hà Nội do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội quản lý và xây dựng. Đây là trạm bơm trục vít, có tính năng ưu việt so với các loại trạm bơm đang áp dụng hiện nay, vật tư, thiết bị nhập của Vương quốc Bỉ.
Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, ba trạm bơm nêu trên sẽ cải thiện đáng kể tình hình úng ngập cho khu vực Cổ Nhuế, Mỹ Đình và Mễ Trì, hiện đang có tốc độ đô thị hóa cao nhất thành phố hiện nay. Việc xây dựng ba công trình thoát nước này cũng nằm trong thứ tự ưu tiên phát triển hệ thống thoát nước Thủ đô theo Quy hoạch Thoát nước Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Ủy ban Nhân dân thành phố thông qua và đang trình Bộ Xây dựng phê duyệt.
Để công trình hoàn thành đúng tiến độ, Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Từ Liêm và các sở ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân, hoàn thành thiết kế kỹ thuật để triển khai xây dựng các trạm bơm đúng tiến độ, đưa vào sử dụng giải quyết úng ngập cho Thủ đô trong mùa mưa năm 2014.
Ngài Bruno Angelet, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam bày tỏ mong muốn được tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong việc quản lý nước thải. Đây là mối quan tâm của các thành phố phát triển như thành phố Hà Nội đang phải đầu tư nhiều cho hệ thống thoát nước thải để giảm thiểu úng ngập.
Theo Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội Đoàn Lê, hiện khu vực phía Tây thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ đang phát triển nhanh chóng, hình thành một loạt khu đô thị mới, cơ quan quan trọng của Nhà nước... làm thay đổi diện mạo của thành phố song.
Đồng thời, việc tiêu thoát nước của khu vực này cũng gặp khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp của mực nước sông Nhuệ; trong đó khu vực Cổ Nhuế, Mỹ Đình và Mễ Trì sử dụng trạm bơm công suất nhỏ đã khai thác khoảng 20 năm nay, xuống cấp, lạc hậu không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước cho khu vực khi xảy ra mưa.
Do đó, việc xây dựng ba trạm bơm Đồng Bông 1, Đồng Bông 2 và Cổ Nhuế sẽ đảm bảo chủ động trong công tác thoát nước, giảm thiểu úng ngập, đồng thời cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho nhân dân địa phương./.
Tuyết Mai (TXTVN)