Cục Quản lý thị trường Bộ Công thương cho biết qua kiểm tra 472 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Nội (từ ngày 19-21/2), Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã lập biên bản tám cửa hàng kinh doanh xăng dầu với hành vi không bán hàng hoặc tạm ngừng không bán hàng.
Trong đó, nổi bật nhất là cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc doanh nghiệp tư nhân Phúc Lâm, có địa chỉ tại xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong ngày 19/2 chỉ bán dầu mà không bán xăng.
Qua kiểm tra thực tế ngày 20/2 khi cửa hàng đang bán xăng nhưng vẫn còn tồn hơn 1.530 lít trong bồn chứa 22m3 và dầu còn tồn hơn 10.070 lít.
Cũng trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội còn có hai doanh nghiệp khác cũng bị lập biên bản xử lý với hành vi ngừng không bán hàng, đó là là doanh nghiệp tư nhân An Mỹ ở xã An Mỹ và doanh nghiệp tư nhân Tuy Lai ở xã Tuy Lai.
Tương tự, cửa hàng xăng dầu số 1 thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Sơn Hậu, địa chỉ B15 Khu đô thị mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội; Doanh nghiệp tư nhân Tiến Tới, trên địa bàn Tử Dương, Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội cũng bị các đơn vị chức năng lập biên bản vì lý do trên.
Ngoài những kiểu găm hàng như trên, một số cây xăng còn đưa ra những lý do “tế nhị” nhằm hợp thức hóa cho việc đóng cửa của mình.
Điển hình là Trạm xăng dầu số 9, địa chỉ 2B Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, sau khi bị kiểm tra đã cho rằng, Trạm xăng này chỉ cung cấp cho các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và không kinh doanh xăng dầu.
Như trường hợp của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Huy, km 9 đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội cũng bị phát hiện chỉ bán dầu không bán xăng.
Nhưng thực tế kiểm tra, cửa hàng còn tồn 1.052 lít xăng trong bồn chứa 26m3. Tuy nhiên, công ty đã lập luận rằng do số lượng xăng dưới mức bơm nên không bơm được xăng để bán.
Theo báo cáo, sau khi lập biên bản và dưới sự giám sát của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thì hầu hết các cửa hàng trên đã tiếp tục mở cửa lại bán hàng bình thường.
Duy nhất có cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc Doanh nghiệp tư nhân Đức Nhật, tại 311 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội sau khi đóng cửa đã trình bày lý do “ngừng hoạt động để chuyển địa điểm khác."
Ông Đoàn Trọng Thà, Trưởng ban Chống buôn lậu và Gian lận thương mại, Cục Quản lý thị trường cho biết việc giám sát bán hàng sẽ được thực hiện rất nghiêm, trong trường hợp tái phạm sẽ rút giấy phép và đóng cửa kinh doanh.
Cũng theo ông, sau khi Bộ Công thương lập đường dây nóng để xử lý những vi phạm về kinh doanh xăng dầu thì bộ phận tiếp nhận luôn trong tình trạng “quá tải."
“Nhiều trường hợp đã được xử lý và chấn trỉnh kịp thời, nhưng cũng rất nhiều công ty đóng cửa có lý do rõ ràng,” ông Thà cho biết.
Cũng trong chiều nay, 22/2 Công ty xăng dầu khu vực I, thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã cung cấp thông tin về việc cửa hàng xăng dầu 35 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội đóng cửa không bán hàng trong ngày 18/2, theo phản ánh của một số phương tiện thông tin đại chúng.
Theo giải thích, mặc dù chủ sở hữu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và vận tải Bảo Anh, hiện làm đại lý bán lẻ cho Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, Công ty xăng dầu khu vực I.
Nhưng theo báo cáo, ngày 18/2 do nhu cầu đột biến nên đại lý này đã hết hàng và chỉ được nhập hàng vào buổi tối, nên đến 21 giờ 30 cùng ngày xe mới được vào nhập hàng.
“Sau khi nhập hàng, đại lý đã bán hàng bình thường theo giờ quy định từ 6 giờ đến 22 giờ,” bà Nguyễn Thị Minh Hiền, Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực I cho biết./.
Trong đó, nổi bật nhất là cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc doanh nghiệp tư nhân Phúc Lâm, có địa chỉ tại xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong ngày 19/2 chỉ bán dầu mà không bán xăng.
Qua kiểm tra thực tế ngày 20/2 khi cửa hàng đang bán xăng nhưng vẫn còn tồn hơn 1.530 lít trong bồn chứa 22m3 và dầu còn tồn hơn 10.070 lít.
Cũng trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội còn có hai doanh nghiệp khác cũng bị lập biên bản xử lý với hành vi ngừng không bán hàng, đó là là doanh nghiệp tư nhân An Mỹ ở xã An Mỹ và doanh nghiệp tư nhân Tuy Lai ở xã Tuy Lai.
Tương tự, cửa hàng xăng dầu số 1 thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Sơn Hậu, địa chỉ B15 Khu đô thị mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội; Doanh nghiệp tư nhân Tiến Tới, trên địa bàn Tử Dương, Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội cũng bị các đơn vị chức năng lập biên bản vì lý do trên.
Ngoài những kiểu găm hàng như trên, một số cây xăng còn đưa ra những lý do “tế nhị” nhằm hợp thức hóa cho việc đóng cửa của mình.
Điển hình là Trạm xăng dầu số 9, địa chỉ 2B Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, sau khi bị kiểm tra đã cho rằng, Trạm xăng này chỉ cung cấp cho các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và không kinh doanh xăng dầu.
Như trường hợp của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Huy, km 9 đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội cũng bị phát hiện chỉ bán dầu không bán xăng.
Nhưng thực tế kiểm tra, cửa hàng còn tồn 1.052 lít xăng trong bồn chứa 26m3. Tuy nhiên, công ty đã lập luận rằng do số lượng xăng dưới mức bơm nên không bơm được xăng để bán.
Theo báo cáo, sau khi lập biên bản và dưới sự giám sát của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thì hầu hết các cửa hàng trên đã tiếp tục mở cửa lại bán hàng bình thường.
Duy nhất có cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc Doanh nghiệp tư nhân Đức Nhật, tại 311 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội sau khi đóng cửa đã trình bày lý do “ngừng hoạt động để chuyển địa điểm khác."
Ông Đoàn Trọng Thà, Trưởng ban Chống buôn lậu và Gian lận thương mại, Cục Quản lý thị trường cho biết việc giám sát bán hàng sẽ được thực hiện rất nghiêm, trong trường hợp tái phạm sẽ rút giấy phép và đóng cửa kinh doanh.
Cũng theo ông, sau khi Bộ Công thương lập đường dây nóng để xử lý những vi phạm về kinh doanh xăng dầu thì bộ phận tiếp nhận luôn trong tình trạng “quá tải."
“Nhiều trường hợp đã được xử lý và chấn trỉnh kịp thời, nhưng cũng rất nhiều công ty đóng cửa có lý do rõ ràng,” ông Thà cho biết.
Cũng trong chiều nay, 22/2 Công ty xăng dầu khu vực I, thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã cung cấp thông tin về việc cửa hàng xăng dầu 35 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội đóng cửa không bán hàng trong ngày 18/2, theo phản ánh của một số phương tiện thông tin đại chúng.
Theo giải thích, mặc dù chủ sở hữu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và vận tải Bảo Anh, hiện làm đại lý bán lẻ cho Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, Công ty xăng dầu khu vực I.
Nhưng theo báo cáo, ngày 18/2 do nhu cầu đột biến nên đại lý này đã hết hàng và chỉ được nhập hàng vào buổi tối, nên đến 21 giờ 30 cùng ngày xe mới được vào nhập hàng.
“Sau khi nhập hàng, đại lý đã bán hàng bình thường theo giờ quy định từ 6 giờ đến 22 giờ,” bà Nguyễn Thị Minh Hiền, Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực I cho biết./.
Đức Duy (Vietnam+)