Hiện Hà Nội là địa phương dẫn đầu trong cả nước về việc triển khai các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp với 11 dự án đang thực hiện, có khả năng cung cấp cho thị trường khoảng 12.000 căn hộ phục vụ các đối tượng trong diện quy định.
Tuy nhiên, trong số này mới chỉ có duy nhất một dự án được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đó là dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá (Gia Lâm-Hà Nội), do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư được vay số tiền 391,3 tỷ đồng.
Đến thời điểm này, ngoài dự án đầu tiên là CT1-Ngô Thì Nhậm (quận Hà Đông) đã được bán và ký hợp đồng với khách hàng thì 5 dự án nhà thu nhập thấp khác trên địa bàn thành phố cũng đang mở bán với nguồn cung cho thị trường khoảng 3.000 căn hộ.
Như vậy, nếu việc tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với các chủ đầu tư vẫn chậm trễ và khó khăn sẽ khó động viên các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển nhà ở mang đậm tính chất an sinh xã hội này.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện cả nước mới có 5 dự án nhà ở công nhân và thu nhập thấp được vay vốn để thực hiện công trình với tổng số vốn 740,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản tiền được giải ngân này vẫn còn ít so với số vốn các chủ đầu tư đã triển khai thực hiện.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, mặc dù có khó khăn về vốn đầu tư nhưng các chủ đầu tư đã rất nỗ lực triển khai mạnh mẽ của chương trình nhà ở công nhân và nhà thu nhập thấp tại khu vực đô thị, tạo dư luận tốt trong xã hội.
Tính từ khi Chính phủ phát động triển khai chương trình này trên phạm vi toàn quốc, cả nước đã có 25 dự án nhà ở công nhân khởi công với tổng số vốn đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng, dự kiến giải quyết chỗ ở cho gần 129.000 công nhân.
Cùng đó, nhà thu nhập thấp cũng khởi công được 37 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, cung cấp 750.000m2 nhà ở, góp phần giải quyết chỗ ở cho 64.000 người. Đặc biệt, cuối năm 2010 có 1.653 căn hộ hoàn thành và đã bán được 728 căn hộ thu nhập thấp đầu tiên trên toàn quốc cho ng ười dân trong đối tượng./.
Tuy nhiên, trong số này mới chỉ có duy nhất một dự án được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đó là dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá (Gia Lâm-Hà Nội), do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư được vay số tiền 391,3 tỷ đồng.
Đến thời điểm này, ngoài dự án đầu tiên là CT1-Ngô Thì Nhậm (quận Hà Đông) đã được bán và ký hợp đồng với khách hàng thì 5 dự án nhà thu nhập thấp khác trên địa bàn thành phố cũng đang mở bán với nguồn cung cho thị trường khoảng 3.000 căn hộ.
Như vậy, nếu việc tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với các chủ đầu tư vẫn chậm trễ và khó khăn sẽ khó động viên các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển nhà ở mang đậm tính chất an sinh xã hội này.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện cả nước mới có 5 dự án nhà ở công nhân và thu nhập thấp được vay vốn để thực hiện công trình với tổng số vốn 740,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản tiền được giải ngân này vẫn còn ít so với số vốn các chủ đầu tư đã triển khai thực hiện.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, mặc dù có khó khăn về vốn đầu tư nhưng các chủ đầu tư đã rất nỗ lực triển khai mạnh mẽ của chương trình nhà ở công nhân và nhà thu nhập thấp tại khu vực đô thị, tạo dư luận tốt trong xã hội.
Tính từ khi Chính phủ phát động triển khai chương trình này trên phạm vi toàn quốc, cả nước đã có 25 dự án nhà ở công nhân khởi công với tổng số vốn đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng, dự kiến giải quyết chỗ ở cho gần 129.000 công nhân.
Cùng đó, nhà thu nhập thấp cũng khởi công được 37 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, cung cấp 750.000m2 nhà ở, góp phần giải quyết chỗ ở cho 64.000 người. Đặc biệt, cuối năm 2010 có 1.653 căn hộ hoàn thành và đã bán được 728 căn hộ thu nhập thấp đầu tiên trên toàn quốc cho ng ười dân trong đối tượng./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)