Mặc dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Trung Thu 2011, nhưng trên thị trường đồ chơi trẻ em đã xuất hiện khá nhiều đồ chơi bắt mắt. Đáng chú ý, bên cạnh các đồ chơi truyền thống có nhãn mác và an toàn cho trẻ sử dụng thì trên thị trường cũng xuất hiện khá nhiều đồ chơi ngoại nhập không được kiểm định, thậm chí có cả đồ chơi Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt.
Tràn lan hàng không kiểm định chất lượng
Trên địa bàn Hà Nội, tại các phố chuyên doanh đồ chơi trẻ em như Lương Văn Can, Hàng Lược, chợ Đồng Xuân, đồ chơi trẻ em được bày bán rất đa dạng về chủng loại và màu sắc như búp bê, robot các loại gồm robot trái cây, robot bắn đạn..., ôtô, bộ lắp ráp, mèo kinh dị, đĩa bay… để phục vụ các “thượng đế nhí.” Các loại đồ chơi này có giá dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm.
Tại nhiều cửa hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can, khi khách hàng còn phân vân chọn đồ cho trẻ, người bán hàng đã tư vấn có rất nhiều đồ chơi Trung Thu năm nay được nhiều phụ huynh mua cho trẻ nhỏ.
Nếu là bé trai, người bán hàng sẽ gợi ý mua con robot cao khoảng 50cm vừa đi vừa bắn súng với đủ loại đèn nháy xanh đỏ rất bắt mắt và bắn đạn ra từ ngực; súng AK giống y như súng thật, giá 300.000 đồng/khẩu hoặc là đĩa bay TOSY giá hơn 100.000 đồng.
Còn nếu là bé gái, người bán hàng sẽ gợi ý mua một con mèo nhựa đựng trong túi vải với giá 50.000 đồng, người chơi chỉ cần lấy tay đập nhẹ vào chiếc túi là con mèo sẽ phát ra tiếng kêu rất thê thảm, thậm chí nhảy ra ngoài và cào cấu vào mặt khi trẻ cầm ngửa…
Tuy nhiên, điều đáng chú ý, hầu hết các sản phẩm này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, không có nhãn phụ tiếng Việt, thành phần hay hướng dẫn sử dụng, không dán tem kiểm định chất lượng (CR).
Theo nhiều khách hàng, đây là những loại đồ chơi nghèo nàn tính giáo dục nhưng lại mang đậm tính bạo lực, ảnh hưởng xấu đến tâm lý và tâm hồn của trẻ thơ, không có dấu quy chuẩn vẫn ngang nhiên được bày bán công khai trên thị trường.
Trong khi đó, theo quy định, từ ngày 15/9/2010, tất cả các đồ chơi trẻ em chỉ được kinh doanh sau khi dán tem CR của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thế nhưng, tại nhiều cửa hàng bán đồ chơi ở các tuyến phố trên khó tìm được đồ chơi ngoại nhập có dán tem CR.
“Đội lốt” hàng Việt
Trước thông tin nhiều loại đồ chơi không rõ nguồn gốc, đồ chơi làm giả, nhái mẫu mà của các thương hiệu đồ chơi nổi tiếng xuất hiện nhiều, khi Trung thu đang đến gần, trong tuần từ 15 đến 19/8, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã mở chiến dịch kiểm soát thị trường đồ chơi trẻ em và phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt, phát hiện có nhiều cửa hàng đang bày bán đồ chơi đĩa bay giả của đĩa bay TOSY Việt Nam đã được cấp bằng độc quyền sáng chế, có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, ngày 19/8, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 16 điểm, cửa hàng bán lẻ đồ chơi trên phố Hàng Mã và Lương Văn Can cho thấy, nhiều cửa hàng đã bán đồ chơi nhập lậu không có tem hợp chuẩn, không có hóa đơn chứng từ và đa số có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo đội quản lý thị trường số 14, riêng sáng 19/8, tại cửa hàng đồ chơi số 11B, Hàng Mã, đã tịch thu 572 đồ chơi các loại nhập lậu như ôtô, đồ chơi nhựa, đồ chơi hình thú. Đội quản lý thị trường số 2 cũng cho hay, kết quả kiểm tra trong tuần qua tại nơi tập kết ở bãi Chương Dương và các cửa hàng bán lẻ ở phố Lương Văn Can, đội đã phát hiện 5 đơn vị buôn bán đồ chơi vi phạm, tịch thu hơn 30 thùng đồ chơi với số lượng hơn 4.000 sản phẩm, trong đó, có nhiều loại đồ chơi bạo lực như súng, dao, kiếm…
Đặc biệt, lần đầu tiên, các đội quản lý thị trường phát hiện hiện tượng vi phạm mới, đó là đĩa bay giả, nhập từ Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm về sở hữu trí tuệ của hãng TOSY Việt Nam ở cả kiểu dáng sản phẩm và mẫu mã bao bì được bán tại số 9, 11B, 33 và 35 phố Hàng Mã; số 2 và số 39 phố Lương Văn Can. Chỉ có điều, họ đã đảo nhãn hiện từ “TOSY” thành “TOYS.”
Các cán bộ quản lý thị trường Hà Nội cho hay, đĩa bay TOSY được coi là loại đồ chơi hiện đại nhất, dễ chơi và có thể chơi ở những không gian khác nhau, có thể bay lâu và quay trở lại chính xác điểm xuất phát. Đây là những đặc điểm chính của đĩa bay TOSY đã được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Việt Nam và Hàn Quốc mà các đồ chơi khác trên thị trường không có, nên đã bị làm giả. Đây là dấu hiệu cho thấy có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với đồ chơi đĩa bay của Việt Nam.
Do đó, các đội quản lý thị trường đang tiếp tục truy xuất nguồn gốc phân phối loại đồ chơi này, đồng thời hoàn tất các thủ tục kiểm tra xác minh chờ kết luận về việc vi phạm sở hữu trí tuệ.
Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14, Hoàng Đại Nghĩa cũng cho biết đây là chiến dịch kiểm soát thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam theo chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội trong dịp cao điểm Tết Trung thu đang cận kề. Vì vậy, đội kiên quyết điều tra thêm để làm rõ đường dây buôn bán đồ chơi lậu, đồ chơi giả nhằm xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm./.
Tràn lan hàng không kiểm định chất lượng
Trên địa bàn Hà Nội, tại các phố chuyên doanh đồ chơi trẻ em như Lương Văn Can, Hàng Lược, chợ Đồng Xuân, đồ chơi trẻ em được bày bán rất đa dạng về chủng loại và màu sắc như búp bê, robot các loại gồm robot trái cây, robot bắn đạn..., ôtô, bộ lắp ráp, mèo kinh dị, đĩa bay… để phục vụ các “thượng đế nhí.” Các loại đồ chơi này có giá dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm.
Tại nhiều cửa hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can, khi khách hàng còn phân vân chọn đồ cho trẻ, người bán hàng đã tư vấn có rất nhiều đồ chơi Trung Thu năm nay được nhiều phụ huynh mua cho trẻ nhỏ.
Nếu là bé trai, người bán hàng sẽ gợi ý mua con robot cao khoảng 50cm vừa đi vừa bắn súng với đủ loại đèn nháy xanh đỏ rất bắt mắt và bắn đạn ra từ ngực; súng AK giống y như súng thật, giá 300.000 đồng/khẩu hoặc là đĩa bay TOSY giá hơn 100.000 đồng.
Còn nếu là bé gái, người bán hàng sẽ gợi ý mua một con mèo nhựa đựng trong túi vải với giá 50.000 đồng, người chơi chỉ cần lấy tay đập nhẹ vào chiếc túi là con mèo sẽ phát ra tiếng kêu rất thê thảm, thậm chí nhảy ra ngoài và cào cấu vào mặt khi trẻ cầm ngửa…
Tuy nhiên, điều đáng chú ý, hầu hết các sản phẩm này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, không có nhãn phụ tiếng Việt, thành phần hay hướng dẫn sử dụng, không dán tem kiểm định chất lượng (CR).
Theo nhiều khách hàng, đây là những loại đồ chơi nghèo nàn tính giáo dục nhưng lại mang đậm tính bạo lực, ảnh hưởng xấu đến tâm lý và tâm hồn của trẻ thơ, không có dấu quy chuẩn vẫn ngang nhiên được bày bán công khai trên thị trường.
Trong khi đó, theo quy định, từ ngày 15/9/2010, tất cả các đồ chơi trẻ em chỉ được kinh doanh sau khi dán tem CR của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thế nhưng, tại nhiều cửa hàng bán đồ chơi ở các tuyến phố trên khó tìm được đồ chơi ngoại nhập có dán tem CR.
“Đội lốt” hàng Việt
Trước thông tin nhiều loại đồ chơi không rõ nguồn gốc, đồ chơi làm giả, nhái mẫu mà của các thương hiệu đồ chơi nổi tiếng xuất hiện nhiều, khi Trung thu đang đến gần, trong tuần từ 15 đến 19/8, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã mở chiến dịch kiểm soát thị trường đồ chơi trẻ em và phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt, phát hiện có nhiều cửa hàng đang bày bán đồ chơi đĩa bay giả của đĩa bay TOSY Việt Nam đã được cấp bằng độc quyền sáng chế, có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, ngày 19/8, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 16 điểm, cửa hàng bán lẻ đồ chơi trên phố Hàng Mã và Lương Văn Can cho thấy, nhiều cửa hàng đã bán đồ chơi nhập lậu không có tem hợp chuẩn, không có hóa đơn chứng từ và đa số có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo đội quản lý thị trường số 14, riêng sáng 19/8, tại cửa hàng đồ chơi số 11B, Hàng Mã, đã tịch thu 572 đồ chơi các loại nhập lậu như ôtô, đồ chơi nhựa, đồ chơi hình thú. Đội quản lý thị trường số 2 cũng cho hay, kết quả kiểm tra trong tuần qua tại nơi tập kết ở bãi Chương Dương và các cửa hàng bán lẻ ở phố Lương Văn Can, đội đã phát hiện 5 đơn vị buôn bán đồ chơi vi phạm, tịch thu hơn 30 thùng đồ chơi với số lượng hơn 4.000 sản phẩm, trong đó, có nhiều loại đồ chơi bạo lực như súng, dao, kiếm…
Đặc biệt, lần đầu tiên, các đội quản lý thị trường phát hiện hiện tượng vi phạm mới, đó là đĩa bay giả, nhập từ Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm về sở hữu trí tuệ của hãng TOSY Việt Nam ở cả kiểu dáng sản phẩm và mẫu mã bao bì được bán tại số 9, 11B, 33 và 35 phố Hàng Mã; số 2 và số 39 phố Lương Văn Can. Chỉ có điều, họ đã đảo nhãn hiện từ “TOSY” thành “TOYS.”
Các cán bộ quản lý thị trường Hà Nội cho hay, đĩa bay TOSY được coi là loại đồ chơi hiện đại nhất, dễ chơi và có thể chơi ở những không gian khác nhau, có thể bay lâu và quay trở lại chính xác điểm xuất phát. Đây là những đặc điểm chính của đĩa bay TOSY đã được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Việt Nam và Hàn Quốc mà các đồ chơi khác trên thị trường không có, nên đã bị làm giả. Đây là dấu hiệu cho thấy có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với đồ chơi đĩa bay của Việt Nam.
Do đó, các đội quản lý thị trường đang tiếp tục truy xuất nguồn gốc phân phối loại đồ chơi này, đồng thời hoàn tất các thủ tục kiểm tra xác minh chờ kết luận về việc vi phạm sở hữu trí tuệ.
Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14, Hoàng Đại Nghĩa cũng cho biết đây là chiến dịch kiểm soát thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam theo chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội trong dịp cao điểm Tết Trung thu đang cận kề. Vì vậy, đội kiên quyết điều tra thêm để làm rõ đường dây buôn bán đồ chơi lậu, đồ chơi giả nhằm xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm./.
Văn Xuyên (Vietnam+)