Trong ngày làm việc thứ hai của Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV, các đại biểu tiếp tục thảo luận xung quanh các chính sách và giải pháp về thực hiện 22 chỉ tiêu kinh tế, 5 nhiệm vụ chủ yếu và hai khâu đột phá.
Các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện khâu đột phá “Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường.”
Ưu tiên xây dựng hạ tầng giao thông vận tải
Trình bày tham luận tại Đại hội, ông Nguyễn Quốc Hùng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải khẳng định, để Hà Nội trở thành thành phố hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước cả nước từ 1-2 năm, hạ tầng giao thông vận tải cần được phát triển trước một bước.
Đến nay trên địa bàn Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải đã bàn giao nhiều tuyến quốc lộ quan trọng như: Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, đường vành đai III, cầu Thăng Long, Thanh Trì...; từ đó tạo điều kiện để Hà Nội chủ động kết nối các tuyến đường với đường địa phương và chủ động trong công tác quản lý, duy tu duy trì, giúp ngành giao thông vận tải Thủ đô phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình.
Bên cạnh đó, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được hoàn thành như cầu Vĩnh Tuy, đường Lê Văn Lương kéo dài, quốc lộ 32 (đoạn Mai Dịch - Sơn Tây), trục phía Bắc Hà Đông, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Lạc Long Quân, cầu Đen, cầu Tó…, góp phần cải thiện, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc.
Tuy nhiên, tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị); mạng lưới đường phân bố không đều; đường trong đô thị thường ngắn và hẹp nên khả năng thông qua bị hạn chế.
Công tác quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều bất cập, chưa khoa học và hiệu quả. Các nút giao thông chủ yếu là giao cắt bằng, rất nhiều nút đã quá tải, cộng với ý thức của một số người tham gia giao thông chưa cao nên vẫn còn xảy ra tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông...
Để khắc phục tình trạng này, đồng thời yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng phát triển và bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đi trước một bước, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc để trước năm 2020 cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, ông Hùng kiến nghị trước hết phải tập trung xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở để triển khai các dự án đầu tư xây dựng và làm căn cứ cho các quận, huyện, thị xã điều chỉnh bổ sung các quy hoạch xây dựng (quy hoạch giao thông vận tải) chi tiết trên địa bàn.
Bên cạnh đó, thành phố cần đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh các công trình trọng điểm có tính chất quyết định, đột phá về giao thông; mở rộng theo quy hoạch những trục đường chính đô thị quan trọng; phát triển giao thông nông thôn, gắn kết với chương trình xây dựng nông thôn mới và quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa ngày càng cao đối với khu vực này.
Cấp bách trong việc xử lý ô nhiễm môi trường
Xử lý ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thủ đô là vấn đề rất quan trọng.
Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, trước tiên phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong từng chi bộ, trong các trường học... Bên cạnh đó cần công bố công khai những tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hình thức xử lý, tạo sức ép dư luận đối với các hành vi vi phạm môi trường.
Đặc biệt, phải kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mới phát sinh, bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm, xử phạt hành chính hoặc di chuyển đến các khu công nghiệp tập trung...
Hà Nội còn được mệnh danh là thành phố của các sông hồ, có nhiều dòng sông chảy qua. Môi trường sông nước đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động động kinh tế-xã hội như sự ra đời của hàng loạt các khu đô thị, các khu công nghiệp và chất thải bệnh viện, các khu dân cư đông đúc, các làng nghề…
Nước thải ô nhiễm của các hoạt động đó hầu như chưa được xử lý và đổ thẳng ra sông, hồ khiến chất lượng môi trường nước biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và bị ô nhiễm ngày một tăng cao.
Trước thực trạng này, ông Hậu cho biết, hiện nay thành phố đang rất khẩn trương thực hiện xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước hồ. Đồng thời đề xuất quy chế bàn giao cho các đơn vị quản lý hồ tiếp tục duy trì sau xử lý.
Đặc biệt, thành phố đang đẩy mạnh triển khai thực hiện “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện “Đề án quản lý môi trường, sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ” đã được Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt.
Đồng tình với những giải pháp trên, ông Lê Xuân Rao, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, thời gian tới Sở cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến xử lý ô nhiễm môi trường; xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt đô thị, làng nghề, bệnh viện, khu công nghiệp.../.
Các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện khâu đột phá “Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường.”
Ưu tiên xây dựng hạ tầng giao thông vận tải
Trình bày tham luận tại Đại hội, ông Nguyễn Quốc Hùng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải khẳng định, để Hà Nội trở thành thành phố hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước cả nước từ 1-2 năm, hạ tầng giao thông vận tải cần được phát triển trước một bước.
Đến nay trên địa bàn Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải đã bàn giao nhiều tuyến quốc lộ quan trọng như: Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, đường vành đai III, cầu Thăng Long, Thanh Trì...; từ đó tạo điều kiện để Hà Nội chủ động kết nối các tuyến đường với đường địa phương và chủ động trong công tác quản lý, duy tu duy trì, giúp ngành giao thông vận tải Thủ đô phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình.
Bên cạnh đó, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được hoàn thành như cầu Vĩnh Tuy, đường Lê Văn Lương kéo dài, quốc lộ 32 (đoạn Mai Dịch - Sơn Tây), trục phía Bắc Hà Đông, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Lạc Long Quân, cầu Đen, cầu Tó…, góp phần cải thiện, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc.
Tuy nhiên, tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị); mạng lưới đường phân bố không đều; đường trong đô thị thường ngắn và hẹp nên khả năng thông qua bị hạn chế.
Công tác quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều bất cập, chưa khoa học và hiệu quả. Các nút giao thông chủ yếu là giao cắt bằng, rất nhiều nút đã quá tải, cộng với ý thức của một số người tham gia giao thông chưa cao nên vẫn còn xảy ra tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông...
Để khắc phục tình trạng này, đồng thời yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng phát triển và bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đi trước một bước, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc để trước năm 2020 cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, ông Hùng kiến nghị trước hết phải tập trung xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở để triển khai các dự án đầu tư xây dựng và làm căn cứ cho các quận, huyện, thị xã điều chỉnh bổ sung các quy hoạch xây dựng (quy hoạch giao thông vận tải) chi tiết trên địa bàn.
Bên cạnh đó, thành phố cần đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh các công trình trọng điểm có tính chất quyết định, đột phá về giao thông; mở rộng theo quy hoạch những trục đường chính đô thị quan trọng; phát triển giao thông nông thôn, gắn kết với chương trình xây dựng nông thôn mới và quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa ngày càng cao đối với khu vực này.
Cấp bách trong việc xử lý ô nhiễm môi trường
Xử lý ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thủ đô là vấn đề rất quan trọng.
Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, trước tiên phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong từng chi bộ, trong các trường học... Bên cạnh đó cần công bố công khai những tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hình thức xử lý, tạo sức ép dư luận đối với các hành vi vi phạm môi trường.
Đặc biệt, phải kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mới phát sinh, bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm, xử phạt hành chính hoặc di chuyển đến các khu công nghiệp tập trung...
Hà Nội còn được mệnh danh là thành phố của các sông hồ, có nhiều dòng sông chảy qua. Môi trường sông nước đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động động kinh tế-xã hội như sự ra đời của hàng loạt các khu đô thị, các khu công nghiệp và chất thải bệnh viện, các khu dân cư đông đúc, các làng nghề…
Nước thải ô nhiễm của các hoạt động đó hầu như chưa được xử lý và đổ thẳng ra sông, hồ khiến chất lượng môi trường nước biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và bị ô nhiễm ngày một tăng cao.
Trước thực trạng này, ông Hậu cho biết, hiện nay thành phố đang rất khẩn trương thực hiện xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước hồ. Đồng thời đề xuất quy chế bàn giao cho các đơn vị quản lý hồ tiếp tục duy trì sau xử lý.
Đặc biệt, thành phố đang đẩy mạnh triển khai thực hiện “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện “Đề án quản lý môi trường, sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ” đã được Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt.
Đồng tình với những giải pháp trên, ông Lê Xuân Rao, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, thời gian tới Sở cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến xử lý ô nhiễm môi trường; xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt đô thị, làng nghề, bệnh viện, khu công nghiệp.../.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)