Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đang khẩn trương tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án môi trường cấp bách trên địa bàn Thủ đô.
Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn II là một trong các dự án môi trường cấp bách của thành phố Hà Nội cần được khẩn trương thực hiện và hoàn thành nhằm đáp ứng nhu cầu chôn lấp và xử lý chất thải rắn cho toàn thành phố giai đoạn 2012-2030, đặc biệt trong điều kiện khả năng tiếp nhận rác của khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn giai đoạn I chỉ có thể đáp ứng đến cuối năm 2013.
Sở Xây dựng Hà Nội và Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn đang tích cực phối hợp và tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng với mục tiêu quyết tâm hoàn thành toàn bộ khu phía Nam (36,26ha) tại xã Nam Sơn và Hồng Kỳ trước ngày 30/4, khu phía Bắc (37,47ha) tại xã Bắc Sơn vào cuối năm 2013.
Đại diện Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội (chủ đầu tư dự án) cho biết, đến thời điểm này, dự án đã chi trả xong tiền bồi thường hỗ trợ, tái định cư cho 137 hộ dân với tổng kinh phí 78 tỷ đồng (bao gồm cả kinh phí di chuyển 91 ngôi mộ) thuộc phần đất thổ canh (29ha) khu phía Nam.
Đối với 21 ngôi mộ còn lại, nhân dân cam kết sẽ di chuyển 17 ngôi trước ngày 12/4, còn lại 4 ngôi mộ đất sẽ được di chuyển vào cuối năm nay.
Đối với phần đất thổ cư (7ha), 39/58 hộ dân đã được xét bố trí tái định cư. Hiện, chủ đầu tư đang phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Nam Sơn tiếp tục xác nhận nguồn gốc đất cho 19 phương án còn lại để lên phương án trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện thẩm định và phê duyệt theo các cơ chế chính sách đặc thù đã được thành phố cho phép áp dụng. 30 /31 hộ dân xã Hồng Kỳ đã nhận tiền bồi thường hỗ trợ về đất và tài sản trên đất.
Đối với khu phía Bắc (37,47ha), công tác đền bù, hỗ trợ và chi trả tiền cho các hộ dân trong vùng ảnh hưởng môi trường 500m thuộc dự án xây dựng khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn giai đoạn I đã thực hiện xong; đồng thời chủ đầu tư đã hoàn thành đo đạc, lập hồ sơ kỹ thuật thửa, quy chủ cho phần đất thổ canh (chiếm 80% diện tích), nhưng riêng phần đất thổ cư chưa triển khai lập hồ sơ kỹ thuật thửa và quy chủ.
Ủy ban Nhân dân xã Bắc Sơn và nhân dân thôn Lai Sơn đang kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn và các sở, ngành xem xét giải quyết một số vấn đề liên quan đến đời sống của người dân, các chính sách về ổn định an sinh xã hội, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, điều chỉnh ranh giới dự án, giải quyết đất xen kẹt…nhằm tạo sự đồng thuận khi triển khai công tác giải phóng mặt bằng.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tạo mọi điều kiện nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là về vốn, cơ chế chính sách đền bù thu hồi đất, thực hiện đầu tư, bảo hiểm y tế cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Về chính sách thu hồi, đền bù, tái định cư đối với phần diện tích đất còn lại của thôn Xuân Thịnh, xã Nam Sơn (khoảng 14ha), thành phố giao Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn phối hợp với Sở Xây dựng chủ trì họp với nhân dân trong khu vực công khai chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định, tập hợp đơn tự nguyện xin được thu hồi đất của nhân dân để báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Riêng phần đất xen kẹt tại xã Bắc Sơn (khoảng 2ha), xã Nam Sơn (khoảng 0,8ha) do không đủ điều kiện sinh sống và canh tác, Ủy ban Nhân dân huyện chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện khẩn trương triển khai công tác giải phóng mặt, thu hồi và bàn giao cho Sở Xây dựng quản lý để triển khai thực hiện các dự án liên quan.
Ông Khanh cũng yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội triển khai ngay công tác chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật nhằm giải quyết bức xúc dân sinh cho các xã trong vùng ảnh hưởng môi trường khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn. Trước mắt là các dự án cải tạo, nâng cấp 5 tuyến đường bê tông trên địa bàn xã Bắc Sơn và xã Nam Sơn.
Đối với dự án đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng dọc tỉnh lộ 35, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải thành phố kiểm tra, rà soát, tránh trùng lặp khối lượng với dự án cải tạo, nâng cấp đường 35 do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.
Riêng dự án Nghĩa trang thôn Phú Lâu (xã Hồng Kỳ), trong khi chờ Sở Quy hoạch và Kiến trúc có văn văn bản thỏa thuận về vị trí, địa điểm, Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn triển khai trước công tác giải phóng mặt bằng trên cơ sở quy hoạch tổng mặt bằng được duyệt và cho phép ứng vốn năm 2013 từ Quỹ phát triển đất thành phố.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh, về phạm vi vùng ảnh hưởng của dự án, Sở Tài nguyên Môi trường thành phố phải chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện nghiên cứu, đề xuất báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét, quyết định theo kiến nghị của nhân dân địa phương nhằm giảm thiểu những khó khăn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân đang sinh sống do việc vận hành khu liên hợp xử lý chất thải rắn.
Các đơn vị chức năng của thành phố cần xem xét, đề xuất cơ chế hỗ trợ giá sử dụng nước sạch cho nhân dân vùng ảnh hưởng cũng như các chính sách đặc thù hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề để giải quyết việc làm cho nhân dân bị thu hồi đất phục vụ các dự án cấp bách về môi trường của thành phố./.
Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn II là một trong các dự án môi trường cấp bách của thành phố Hà Nội cần được khẩn trương thực hiện và hoàn thành nhằm đáp ứng nhu cầu chôn lấp và xử lý chất thải rắn cho toàn thành phố giai đoạn 2012-2030, đặc biệt trong điều kiện khả năng tiếp nhận rác của khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn giai đoạn I chỉ có thể đáp ứng đến cuối năm 2013.
Sở Xây dựng Hà Nội và Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn đang tích cực phối hợp và tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng với mục tiêu quyết tâm hoàn thành toàn bộ khu phía Nam (36,26ha) tại xã Nam Sơn và Hồng Kỳ trước ngày 30/4, khu phía Bắc (37,47ha) tại xã Bắc Sơn vào cuối năm 2013.
Đại diện Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội (chủ đầu tư dự án) cho biết, đến thời điểm này, dự án đã chi trả xong tiền bồi thường hỗ trợ, tái định cư cho 137 hộ dân với tổng kinh phí 78 tỷ đồng (bao gồm cả kinh phí di chuyển 91 ngôi mộ) thuộc phần đất thổ canh (29ha) khu phía Nam.
Đối với 21 ngôi mộ còn lại, nhân dân cam kết sẽ di chuyển 17 ngôi trước ngày 12/4, còn lại 4 ngôi mộ đất sẽ được di chuyển vào cuối năm nay.
Đối với phần đất thổ cư (7ha), 39/58 hộ dân đã được xét bố trí tái định cư. Hiện, chủ đầu tư đang phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Nam Sơn tiếp tục xác nhận nguồn gốc đất cho 19 phương án còn lại để lên phương án trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện thẩm định và phê duyệt theo các cơ chế chính sách đặc thù đã được thành phố cho phép áp dụng. 30 /31 hộ dân xã Hồng Kỳ đã nhận tiền bồi thường hỗ trợ về đất và tài sản trên đất.
Đối với khu phía Bắc (37,47ha), công tác đền bù, hỗ trợ và chi trả tiền cho các hộ dân trong vùng ảnh hưởng môi trường 500m thuộc dự án xây dựng khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn giai đoạn I đã thực hiện xong; đồng thời chủ đầu tư đã hoàn thành đo đạc, lập hồ sơ kỹ thuật thửa, quy chủ cho phần đất thổ canh (chiếm 80% diện tích), nhưng riêng phần đất thổ cư chưa triển khai lập hồ sơ kỹ thuật thửa và quy chủ.
Ủy ban Nhân dân xã Bắc Sơn và nhân dân thôn Lai Sơn đang kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn và các sở, ngành xem xét giải quyết một số vấn đề liên quan đến đời sống của người dân, các chính sách về ổn định an sinh xã hội, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, điều chỉnh ranh giới dự án, giải quyết đất xen kẹt…nhằm tạo sự đồng thuận khi triển khai công tác giải phóng mặt bằng.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tạo mọi điều kiện nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là về vốn, cơ chế chính sách đền bù thu hồi đất, thực hiện đầu tư, bảo hiểm y tế cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Về chính sách thu hồi, đền bù, tái định cư đối với phần diện tích đất còn lại của thôn Xuân Thịnh, xã Nam Sơn (khoảng 14ha), thành phố giao Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn phối hợp với Sở Xây dựng chủ trì họp với nhân dân trong khu vực công khai chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định, tập hợp đơn tự nguyện xin được thu hồi đất của nhân dân để báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Riêng phần đất xen kẹt tại xã Bắc Sơn (khoảng 2ha), xã Nam Sơn (khoảng 0,8ha) do không đủ điều kiện sinh sống và canh tác, Ủy ban Nhân dân huyện chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện khẩn trương triển khai công tác giải phóng mặt, thu hồi và bàn giao cho Sở Xây dựng quản lý để triển khai thực hiện các dự án liên quan.
Ông Khanh cũng yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội triển khai ngay công tác chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật nhằm giải quyết bức xúc dân sinh cho các xã trong vùng ảnh hưởng môi trường khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn. Trước mắt là các dự án cải tạo, nâng cấp 5 tuyến đường bê tông trên địa bàn xã Bắc Sơn và xã Nam Sơn.
Đối với dự án đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng dọc tỉnh lộ 35, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải thành phố kiểm tra, rà soát, tránh trùng lặp khối lượng với dự án cải tạo, nâng cấp đường 35 do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.
Riêng dự án Nghĩa trang thôn Phú Lâu (xã Hồng Kỳ), trong khi chờ Sở Quy hoạch và Kiến trúc có văn văn bản thỏa thuận về vị trí, địa điểm, Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn triển khai trước công tác giải phóng mặt bằng trên cơ sở quy hoạch tổng mặt bằng được duyệt và cho phép ứng vốn năm 2013 từ Quỹ phát triển đất thành phố.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh, về phạm vi vùng ảnh hưởng của dự án, Sở Tài nguyên Môi trường thành phố phải chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện nghiên cứu, đề xuất báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét, quyết định theo kiến nghị của nhân dân địa phương nhằm giảm thiểu những khó khăn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân đang sinh sống do việc vận hành khu liên hợp xử lý chất thải rắn.
Các đơn vị chức năng của thành phố cần xem xét, đề xuất cơ chế hỗ trợ giá sử dụng nước sạch cho nhân dân vùng ảnh hưởng cũng như các chính sách đặc thù hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề để giải quyết việc làm cho nhân dân bị thu hồi đất phục vụ các dự án cấp bách về môi trường của thành phố./.
Minh Nghĩa (TTXVN)