Ngày 12/9, Hạ viện Italy bắt đầu thảo luận kế hoạch thắt lưng buộc bụng do Chính phủ nước này đưa ra, theo đó từ nay đến năm 2013, Italy sẽ tiết kiệm 54,2 tỷ euro (76,3 tỷ USD) bằng cách cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế và cải cách hệ thống hưu trí.
Theo Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi, kế hoạch của chính phủ đã "cứu nguy" cho nền kinh tế Italy, bảo vệ các khoản tiết kiệm của người dân nước này.
Ông tỏ ý tin tưởng các biện pháp khắc khổ này sẽ giúp Italy, lần đầu tiên kể từ năm 1876, có thể cân bằng ngân sách vào năm 2013. Năm ngoái, thâm hụt ngân sách của Italy là 4,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Italy cho biết tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng tiền chung châu Âu này trong quý 2 năm nay chỉ tăng 0,3% so với quý I và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ quan thống kê quốc gia Italy (Istat) cho rằng việc kinh tế Italy tăng trưởng chậm chạp một phần là do tỷ lệ nợ công của nước này đang ở mức quá cao (120% GDP), đứng thứ hai trong khu vực châu Âu, chỉ sau Hy Lạp.
Trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 8/9 cũng đánh giá rằng tăng trưởng kinh tế của Italy gần như là đứng yên. OECD dự báo tăng trưởng trong quý 3 của Italy sẽ giảm 0,1% và sẽ tăng 0,1% trong quý tiếp theo.
Dự báo của OECD cũng cho thấy tăng trưởng của Italy thấp hơn so với dự báo tăng trưởng bình quân của các nước công nghiệp phát triển - G7 trong các quý tương ứng (1,6% trong quý 3 và 0,2% trong quý 4).
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Italy trong năm 2012 từ 0,7% xuống còn 0,5%, tuy nhiên vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng trong năm nay là 0,8%.
Chính phủ Italy trước đó đã dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 1,1% trong năm nay và 1,3% trong năm tiếp theo, nhưng một nguồn tin giấu tên trong chính phủ hồi đầu tuần nhận định rằng Italy sẽ rất khó khăn để đạt những mục tiêu đã đặt ra./.
Theo Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi, kế hoạch của chính phủ đã "cứu nguy" cho nền kinh tế Italy, bảo vệ các khoản tiết kiệm của người dân nước này.
Ông tỏ ý tin tưởng các biện pháp khắc khổ này sẽ giúp Italy, lần đầu tiên kể từ năm 1876, có thể cân bằng ngân sách vào năm 2013. Năm ngoái, thâm hụt ngân sách của Italy là 4,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Italy cho biết tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng tiền chung châu Âu này trong quý 2 năm nay chỉ tăng 0,3% so với quý I và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ quan thống kê quốc gia Italy (Istat) cho rằng việc kinh tế Italy tăng trưởng chậm chạp một phần là do tỷ lệ nợ công của nước này đang ở mức quá cao (120% GDP), đứng thứ hai trong khu vực châu Âu, chỉ sau Hy Lạp.
Trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 8/9 cũng đánh giá rằng tăng trưởng kinh tế của Italy gần như là đứng yên. OECD dự báo tăng trưởng trong quý 3 của Italy sẽ giảm 0,1% và sẽ tăng 0,1% trong quý tiếp theo.
Dự báo của OECD cũng cho thấy tăng trưởng của Italy thấp hơn so với dự báo tăng trưởng bình quân của các nước công nghiệp phát triển - G7 trong các quý tương ứng (1,6% trong quý 3 và 0,2% trong quý 4).
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Italy trong năm 2012 từ 0,7% xuống còn 0,5%, tuy nhiên vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng trong năm nay là 0,8%.
Chính phủ Italy trước đó đã dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 1,1% trong năm nay và 1,3% trong năm tiếp theo, nhưng một nguồn tin giấu tên trong chính phủ hồi đầu tuần nhận định rằng Italy sẽ rất khó khăn để đạt những mục tiêu đã đặt ra./.
(TTXVN/Vietnam+)