Ngày 26/8, chị Nguyễn Thị Loan, công tác tại Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, hộp thư điện tử của chị đã bị hacker đánh cắp.
Hacker đã dùng hòm thư này (loan221984@yahoo.com) để liên lạc với bạn bè của chị Loan với nội dung chị bị nạn ở London (Anh) và cầu cứu vay tiền từ họ.
Nói với phóng viên Vietnam+, chị Loan cho hay mình hết sức bất ngờ. Một số người bạn của chị sau khi nhận được email đã tỏ ý nghi ngờ và gọi điện cho chị xác minh thông tin. Đến khi ấy, họ mới biết đã nhận được email lừa đảo.
“Tối 24/8, tôi vẫn sử dụng email bình thường nhưng đến 25/8 đã có người nhận được thư của hacker và gọi điện hỏi thăm. Tôi nghĩ bạn bè và người thân của mình chưa gửi tiền cho hacker ‘vay’, song phải gửi email đính chính thông tin và cũng là để cảnh báo,” chị Loan nói.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bkis Security cho hay, hiện tượng hacker đánh cắp mật khẩu rồi lừa người thân của nạn nhân đã xuất hiện cách đây khoảng 3-4 năm và hiện tại vẫn tiếp diễn. Tại Việt Nam, từ đầu 2010 đến nay, những trường hợp lừa đảo này vẫn rải rác xuất hiện song không bùng phát thành đợt.
Theo ông Đức, hacker thường gửi email có chứa mã độc để lừa nạn nhân click vào và lấy cắp mật khẩu. Lừa được nạn nhân đầu tiên, hacker sẽ sử dụng công cụ Chat hoặc email để gửi thư, tin nhắn lừa tiền những người trong danh sách bạn bè của nạn nhân. Và, cũng có thể hacker dùng nick chat của nạn nhân để lừa lấy mật khẩu của nạn nhân kế tiếp…
“Có trường hợp, hacker lấy cắp mật khẩu email của một sinh viên du học rồi lừa lấy được hàng ngàn USD từ người thân ở trong nước,” ông Đức nói.
Để phòng tránh, ông Đức khuyến cáo người sử dụng Internet không nên quá tin vào thế giới ảo và cần suy nghĩ kỹ trước khi cung cấp thông tin cá nhân. Ngoài ra, kể cả với những địa chỉ quen biết nếu giao dịch liên quan đến tiền bạc, cần gọi điện để kiểm tra lại thông tin.
Ngoài ra, ông Đức cũng khuyên người sử dụng Internet nên cài đặt phần mềm bảo mật để có thể ngăn chặn những mã độc mà hacker gửi đến.
Mặt khác, theo ông Lê Duy Việt Thắng, chuyên viên kỹ thuật của Hãng bảo mật BitDefender tại Việt Nam, người dùng nên thay đổi mật khẩu cá nhân thường xuyên để tránh bị đánh cắp. Thêm vào đó, cần lựa chọn những mật khẩu đủ mạnh (mật khẩu gồm cả chữ lẫn số, dấu sao, chữ hoa, chữ thường…) để bảo mật tốt hơn./.
Hacker đã dùng hòm thư này (loan221984@yahoo.com) để liên lạc với bạn bè của chị Loan với nội dung chị bị nạn ở London (Anh) và cầu cứu vay tiền từ họ.
Nói với phóng viên Vietnam+, chị Loan cho hay mình hết sức bất ngờ. Một số người bạn của chị sau khi nhận được email đã tỏ ý nghi ngờ và gọi điện cho chị xác minh thông tin. Đến khi ấy, họ mới biết đã nhận được email lừa đảo.
“Tối 24/8, tôi vẫn sử dụng email bình thường nhưng đến 25/8 đã có người nhận được thư của hacker và gọi điện hỏi thăm. Tôi nghĩ bạn bè và người thân của mình chưa gửi tiền cho hacker ‘vay’, song phải gửi email đính chính thông tin và cũng là để cảnh báo,” chị Loan nói.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bkis Security cho hay, hiện tượng hacker đánh cắp mật khẩu rồi lừa người thân của nạn nhân đã xuất hiện cách đây khoảng 3-4 năm và hiện tại vẫn tiếp diễn. Tại Việt Nam, từ đầu 2010 đến nay, những trường hợp lừa đảo này vẫn rải rác xuất hiện song không bùng phát thành đợt.
Theo ông Đức, hacker thường gửi email có chứa mã độc để lừa nạn nhân click vào và lấy cắp mật khẩu. Lừa được nạn nhân đầu tiên, hacker sẽ sử dụng công cụ Chat hoặc email để gửi thư, tin nhắn lừa tiền những người trong danh sách bạn bè của nạn nhân. Và, cũng có thể hacker dùng nick chat của nạn nhân để lừa lấy mật khẩu của nạn nhân kế tiếp…
“Có trường hợp, hacker lấy cắp mật khẩu email của một sinh viên du học rồi lừa lấy được hàng ngàn USD từ người thân ở trong nước,” ông Đức nói.
Để phòng tránh, ông Đức khuyến cáo người sử dụng Internet không nên quá tin vào thế giới ảo và cần suy nghĩ kỹ trước khi cung cấp thông tin cá nhân. Ngoài ra, kể cả với những địa chỉ quen biết nếu giao dịch liên quan đến tiền bạc, cần gọi điện để kiểm tra lại thông tin.
Ngoài ra, ông Đức cũng khuyên người sử dụng Internet nên cài đặt phần mềm bảo mật để có thể ngăn chặn những mã độc mà hacker gửi đến.
Mặt khác, theo ông Lê Duy Việt Thắng, chuyên viên kỹ thuật của Hãng bảo mật BitDefender tại Việt Nam, người dùng nên thay đổi mật khẩu cá nhân thường xuyên để tránh bị đánh cắp. Thêm vào đó, cần lựa chọn những mật khẩu đủ mạnh (mật khẩu gồm cả chữ lẫn số, dấu sao, chữ hoa, chữ thường…) để bảo mật tốt hơn./.
Trung Hiền (Vietnam+)