Hacker Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ tiến hành một đợt tấn công mới trên mạng vào các trang web của Pháp sau khi những nghị sỹ ở Paris bỏ phiếu thông qua một đạo luật cấm việc phủ nhận cuộc thảm sát người Armenia.
Trước đó, các hacker đã tấn công vài chục trang web của Pháp, bao gồm trang của Valerie Boyer, chính trị gia người Pháp đã đề xuất đạo luật có thể phạt tù những người phủ nhận cuộc thảm sát là diệt chủng.
Một số cuộc tấn công do nhóm AyYildiz đứng ra chịu trách nhiệm. Nhóm này nói họ đấu tranh cho những giá trị của Thổ Nhĩ Kỳ. “AyYildiz không chống lại nước Pháp, nhưng nếu điều này tiếp diễn, sẽ có thêm những cuộc tấn công nghiêm trọng từ nhiều nhóm khác,” Ishak Telli, một người phát ngôn của nhóm nói.
Hạ viện Pháp đã thông qua đạo luật vào ngày 22-12-2011 và Thượng viện sẽ bỏ phiếu vào cuối tháng 1 này. Nếu đạo luật có hiệu lực, ai phủ nhận vụ thảm sát người Armenia giai đoạn 1915-1917 của đế chế Ottoman, tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, là hành động diệt chủng có thể phải ngồi tù.
Telli nói những hacker có thể tiến hành các cuộc tấn công gây thiệt hại hàng triệu euro. “Bạn có thể đánh sập các trang thương mại và ngân hàng. Bạn có thể đánh sập các trang của chính quyền, nhóm AyYildiz đủ sức làm điều đó,” Telli nói.
Ankara đã phản ứng gay gắt khi Hạ viện Pháp thông qua đạo luật, đóng băng quan hệ chính trị và quân sự với Paris. Thổ Nhĩ Kỳ cũng triệu hồi đại sứ tại Pháp về nước, nhưng các quan chức sứ quán nói ông sẽ trở lại vào thứ Hai này để theo dõi quyết định ở Thượng viện đối với dự luật.
[Hacker đánh sập trang web Thượng viện Pháp]
Bắt đầu từ năm 1915 trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất, hàng nghìn người Armenia đã thiệt mạng trong thời Ottoman ở Thổ Nhĩ Kỳ. Armenia nói 1,5 triệu người đã bị giết trong cuộc thanh trừng sắc tộc, trong đó nhiều người bị đẩy vào sa mạc cho chết dần chết mòn. Thổ Nhĩ Kỳ nói có khoảng 500.000 người thiệt mạng trong sự kiện này khi những người Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ nổi dậy ủng hộ quân Nga Sa hoàng xâm lược đế chế Ottoman.
Pháp công nhận vụ việc là diệt chủng vào năm 2001, nhưng luật mới còn trừng phạt những ai nói ngược lại với mức án tối đa một năm tù giam và khoản phạt 45.000 euro (60.000 USD).
Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn rất nhạy cảm về vấn đề này và cáo buộc Pháp xâm phạm tự do ngôn luận và bóp méo lịch sử.
Akincilar, một nhóm hacker Thổ Nhĩ Kỳ khác, bị cáo buộc đã tấn công trang web của Boyer và của chính trị gia người Pháp gốc Armenia Patrick Devedjian. Những nghị sĩ này sẽ phải “học lại lịch sử Ottoman,” theo nhóm này nói trong một đoạn băng họ gửi cho hãng tin AFP.
Tấn công các trang web là bất hợp pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ và có thể bị truy tố tội hình sự. Tuy nhiên, Ozgur Uckan, một chuyên gia truyền thông ở Đại học Istanbul Bilgi, nói hành động này nhân danh lòng yêu nước và chưa bao giờ bị chính quyền Ankara truy lùng./.
Trước đó, các hacker đã tấn công vài chục trang web của Pháp, bao gồm trang của Valerie Boyer, chính trị gia người Pháp đã đề xuất đạo luật có thể phạt tù những người phủ nhận cuộc thảm sát là diệt chủng.
Một số cuộc tấn công do nhóm AyYildiz đứng ra chịu trách nhiệm. Nhóm này nói họ đấu tranh cho những giá trị của Thổ Nhĩ Kỳ. “AyYildiz không chống lại nước Pháp, nhưng nếu điều này tiếp diễn, sẽ có thêm những cuộc tấn công nghiêm trọng từ nhiều nhóm khác,” Ishak Telli, một người phát ngôn của nhóm nói.
Hạ viện Pháp đã thông qua đạo luật vào ngày 22-12-2011 và Thượng viện sẽ bỏ phiếu vào cuối tháng 1 này. Nếu đạo luật có hiệu lực, ai phủ nhận vụ thảm sát người Armenia giai đoạn 1915-1917 của đế chế Ottoman, tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, là hành động diệt chủng có thể phải ngồi tù.
Telli nói những hacker có thể tiến hành các cuộc tấn công gây thiệt hại hàng triệu euro. “Bạn có thể đánh sập các trang thương mại và ngân hàng. Bạn có thể đánh sập các trang của chính quyền, nhóm AyYildiz đủ sức làm điều đó,” Telli nói.
Ankara đã phản ứng gay gắt khi Hạ viện Pháp thông qua đạo luật, đóng băng quan hệ chính trị và quân sự với Paris. Thổ Nhĩ Kỳ cũng triệu hồi đại sứ tại Pháp về nước, nhưng các quan chức sứ quán nói ông sẽ trở lại vào thứ Hai này để theo dõi quyết định ở Thượng viện đối với dự luật.
[Hacker đánh sập trang web Thượng viện Pháp]
Bắt đầu từ năm 1915 trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất, hàng nghìn người Armenia đã thiệt mạng trong thời Ottoman ở Thổ Nhĩ Kỳ. Armenia nói 1,5 triệu người đã bị giết trong cuộc thanh trừng sắc tộc, trong đó nhiều người bị đẩy vào sa mạc cho chết dần chết mòn. Thổ Nhĩ Kỳ nói có khoảng 500.000 người thiệt mạng trong sự kiện này khi những người Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ nổi dậy ủng hộ quân Nga Sa hoàng xâm lược đế chế Ottoman.
Pháp công nhận vụ việc là diệt chủng vào năm 2001, nhưng luật mới còn trừng phạt những ai nói ngược lại với mức án tối đa một năm tù giam và khoản phạt 45.000 euro (60.000 USD).
Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn rất nhạy cảm về vấn đề này và cáo buộc Pháp xâm phạm tự do ngôn luận và bóp méo lịch sử.
Akincilar, một nhóm hacker Thổ Nhĩ Kỳ khác, bị cáo buộc đã tấn công trang web của Boyer và của chính trị gia người Pháp gốc Armenia Patrick Devedjian. Những nghị sĩ này sẽ phải “học lại lịch sử Ottoman,” theo nhóm này nói trong một đoạn băng họ gửi cho hãng tin AFP.
Tấn công các trang web là bất hợp pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ và có thể bị truy tố tội hình sự. Tuy nhiên, Ozgur Uckan, một chuyên gia truyền thông ở Đại học Istanbul Bilgi, nói hành động này nhân danh lòng yêu nước và chưa bao giờ bị chính quyền Ankara truy lùng./.
Hải Minh (AFP/Vietnam+)