Theo báo cáo nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 2 ngày thi tốt nghiệp trung học phổ thông, 52 thí sinh không thể dự thi do bị tai nạn giao thông.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thí sinh Phùng Thị Kim Chi, học sinh của trường Trung học phổ thông Thủ Đức, thi tại Hội đồng thi trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận Thủ Đức) đã phải bỏ thi môn địa lý và lịch sử do bệnh ung thư xương tái phát.
Trước đó, Kim Chi đã làm bài rất tốt 2 môn văn học và hóa học. Theo quy chế thi, Kim Chi sẽ được xem xét đặc cách tốt nghiệp nếu hội đủ các điều kiện về bệnh án, kết quả quá trình học tập ở phổ thông (cả ba năm học lớp 10, 11, 12) và tư cách đạo đức.
Kết thúc bốn môn thi văn, hóa, địa, sử toàn quốc có 62 thí sinh bị đình chỉ thi, trong đó các thí sinh hệ giáo dục thường xuyên chiếm phần lớn. Không có giám thị nào vi phạm quy chế thi bị xử lý, chưa xảy ra sự cố đặc biệt gì trong hai ngày thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, không có tình trạng mất đề, in thiếu đề tại bất kỳ hội đồng nào.
Số thí sinh bỏ thi trong ngày thi thứ 2 không lớn: 582 thí sinh so với 4.663 thí sinh của ngày thi đầu tiên. Trong ngày thi thứ 2 cũng chỉ có 8 thí sinh tới muộn không được vào thi.
Môn địa lý được đánh giá là "gỡ điểm" vì nhiều thí sinh cho biết, chỉ cần sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam thành thạo là có thể hoàn thành tốt bài thi.
Em Trần Đoàn Quốc Long, trường phổ thông trung học Quốc học Huế tự tin, môn lịch sử em có thể đạt được 8 điểm trở lên do đề thi nằm trong chương trình ôn tập. Tuy nhiên câu 2 ra tổng hợp, dài và hơi khó, đòi hỏi học thuộc nhiều ở ý "tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến."
Ngọc Huyền và Hà Linh (điểm thi Chu Văn An, Hà Nội) cho biết, cả 2 bạn đều học chuyên ngữ và thi khối D nên khá lo lắng về các môn xã hội như sử, địa nhưng đều hoàn thành tốt bài thi địa lý nhờ vào Atlat. Tuy nhiên, đề thi khá dài nên chỉ đủ thời gian hoàn thành trọn vẹn bài thi, không kịp kiểm tra kỹ lại.
Còn tại Nghệ An, chiều 3/6, nhiều thí sinh ra sớm vì "tắc" nên không hoàn chỉnh bài thi lịch sử. Xem ra, năm nay môn lịch sử vẫn sẽ là môn có điểm thi thấp nhất như nhiều năm qua.
Ngày thi thứ 2 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010, các thí sinh phải thi cùng lúc hai môn xã hội trong một ngày nên nhiều thí sinh tỏ ra khá lo lắng. Công tác coi thi vì thế cũng vất vả hơn.
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy - Chuyên viên Phòng Trung học phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho rằng, đề thi môn lịch sử năm nay bám sát chương trình, rõ ràng, đảm bảo phân hóa ngay trong mỗi ý, mỗi câu. Người ra đề không phải bê y nguyên câu hỏi từ sách giáo khoa mà hỏi theo phương pháp tích hợp, khái quát, đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu lịch sử, nắm được tinh thần bài dạy trong cả một giai đoạn lịch sử thì mới làm được bài.
Đây là cách ra đề rất mới so với những năm trước. Nếu học trò nào lười thì cảm thấy xa lạ nhưng với học trò chăm chỉ, học khá thì sẽ hiểu được vấn đề và làm bài rất tốt. Tuy nhiên đề cũng có cơ hội để gỡ điểm cho trò ở câu hỏi khác.
Còn theo đánh giá của cô giáo Lê Thị Hồng Lâm, Hiệu phó trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An, đề lịch sử hoàn toàn nằm trong chương trình và bao quát được kiến thức của học sinh. Đề không khó, vừa sức với học sinh có học lực trung bình nhưng có khả năng cao để phân loại chất lượng học sinh.
Câu 3b phần nâng cao của phần tự chọn cũng là một nội dung mới trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông nhưng mang tính thời cuộc, đòi hỏi học sinh bắt nhịp với thực tế cuộc sống. Với đề thi này, học sinh có học lực trung bình trở lên có thể hoàn thành bài thi, nhưng để đạt điểm cao đòi hỏi học sinh phải có học lực khá trở lên.
Thạc sĩ lịch sử Lại Thị Huyền Trang, Đại học Khoa học Huế, đề ra rõ ràng, câu chữ dễ hiểu, học sinh không bị lạc đề, xa đề. Trọng tâm kiến thức của đề thi đều có trong khung chương trình hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp của bộ. Với đề này học sinh có học lực trung bình có thể làm bài tốt. Câu hai đã phần nào phân loại được học sinh khi hỏi hai ý cùng nằm trong một chuỗi sự kiện, đòi học sinh phải biết tổng hợp, vận dụng và sâu chuỗi các sự kiện mới được điểm.
Hôm nay, các thí sinh sẽ tiếp tục thi các môn: toán, ngoại ngữ (hoặc thay thế bằng môn vật lý)./.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thí sinh Phùng Thị Kim Chi, học sinh của trường Trung học phổ thông Thủ Đức, thi tại Hội đồng thi trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận Thủ Đức) đã phải bỏ thi môn địa lý và lịch sử do bệnh ung thư xương tái phát.
Trước đó, Kim Chi đã làm bài rất tốt 2 môn văn học và hóa học. Theo quy chế thi, Kim Chi sẽ được xem xét đặc cách tốt nghiệp nếu hội đủ các điều kiện về bệnh án, kết quả quá trình học tập ở phổ thông (cả ba năm học lớp 10, 11, 12) và tư cách đạo đức.
Kết thúc bốn môn thi văn, hóa, địa, sử toàn quốc có 62 thí sinh bị đình chỉ thi, trong đó các thí sinh hệ giáo dục thường xuyên chiếm phần lớn. Không có giám thị nào vi phạm quy chế thi bị xử lý, chưa xảy ra sự cố đặc biệt gì trong hai ngày thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, không có tình trạng mất đề, in thiếu đề tại bất kỳ hội đồng nào.
Số thí sinh bỏ thi trong ngày thi thứ 2 không lớn: 582 thí sinh so với 4.663 thí sinh của ngày thi đầu tiên. Trong ngày thi thứ 2 cũng chỉ có 8 thí sinh tới muộn không được vào thi.
Môn địa lý được đánh giá là "gỡ điểm" vì nhiều thí sinh cho biết, chỉ cần sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam thành thạo là có thể hoàn thành tốt bài thi.
Em Trần Đoàn Quốc Long, trường phổ thông trung học Quốc học Huế tự tin, môn lịch sử em có thể đạt được 8 điểm trở lên do đề thi nằm trong chương trình ôn tập. Tuy nhiên câu 2 ra tổng hợp, dài và hơi khó, đòi hỏi học thuộc nhiều ở ý "tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến."
Ngọc Huyền và Hà Linh (điểm thi Chu Văn An, Hà Nội) cho biết, cả 2 bạn đều học chuyên ngữ và thi khối D nên khá lo lắng về các môn xã hội như sử, địa nhưng đều hoàn thành tốt bài thi địa lý nhờ vào Atlat. Tuy nhiên, đề thi khá dài nên chỉ đủ thời gian hoàn thành trọn vẹn bài thi, không kịp kiểm tra kỹ lại.
Còn tại Nghệ An, chiều 3/6, nhiều thí sinh ra sớm vì "tắc" nên không hoàn chỉnh bài thi lịch sử. Xem ra, năm nay môn lịch sử vẫn sẽ là môn có điểm thi thấp nhất như nhiều năm qua.
Ngày thi thứ 2 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010, các thí sinh phải thi cùng lúc hai môn xã hội trong một ngày nên nhiều thí sinh tỏ ra khá lo lắng. Công tác coi thi vì thế cũng vất vả hơn.
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy - Chuyên viên Phòng Trung học phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho rằng, đề thi môn lịch sử năm nay bám sát chương trình, rõ ràng, đảm bảo phân hóa ngay trong mỗi ý, mỗi câu. Người ra đề không phải bê y nguyên câu hỏi từ sách giáo khoa mà hỏi theo phương pháp tích hợp, khái quát, đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu lịch sử, nắm được tinh thần bài dạy trong cả một giai đoạn lịch sử thì mới làm được bài.
Đây là cách ra đề rất mới so với những năm trước. Nếu học trò nào lười thì cảm thấy xa lạ nhưng với học trò chăm chỉ, học khá thì sẽ hiểu được vấn đề và làm bài rất tốt. Tuy nhiên đề cũng có cơ hội để gỡ điểm cho trò ở câu hỏi khác.
Còn theo đánh giá của cô giáo Lê Thị Hồng Lâm, Hiệu phó trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An, đề lịch sử hoàn toàn nằm trong chương trình và bao quát được kiến thức của học sinh. Đề không khó, vừa sức với học sinh có học lực trung bình nhưng có khả năng cao để phân loại chất lượng học sinh.
Câu 3b phần nâng cao của phần tự chọn cũng là một nội dung mới trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông nhưng mang tính thời cuộc, đòi hỏi học sinh bắt nhịp với thực tế cuộc sống. Với đề thi này, học sinh có học lực trung bình trở lên có thể hoàn thành bài thi, nhưng để đạt điểm cao đòi hỏi học sinh phải có học lực khá trở lên.
Thạc sĩ lịch sử Lại Thị Huyền Trang, Đại học Khoa học Huế, đề ra rõ ràng, câu chữ dễ hiểu, học sinh không bị lạc đề, xa đề. Trọng tâm kiến thức của đề thi đều có trong khung chương trình hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp của bộ. Với đề này học sinh có học lực trung bình có thể làm bài tốt. Câu hai đã phần nào phân loại được học sinh khi hỏi hai ý cùng nằm trong một chuỗi sự kiện, đòi học sinh phải biết tổng hợp, vận dụng và sâu chuỗi các sự kiện mới được điểm.
Hôm nay, các thí sinh sẽ tiếp tục thi các môn: toán, ngoại ngữ (hoặc thay thế bằng môn vật lý)./.
(TTXVN/Vietnam+)