Thành phố Hải Phòng hiện là đơn vị duy nhất của cả nước triển khai Đề án “Thí điểm mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone" và đã đạt nhiều kết quả khả quan.
Ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn cai nghiện tại cộng đồng, Phó trưởng Cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa của Hải Phòng, cho biết: “Sau hơn một năm đi vào hoạt động, cơ sở đã điều trị 303 bệnh nhân. Điều đáng nói là, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị rất cao (283/303 người), chỉ có 20 người bỏ điều trị ra khỏi chương trình do không chủ động được thời gian, hoặc tử vong do HIV/AIDS giai đoạn cuối."
Chỉ cần so sánh tình trạng sức khỏe, cơ hội tìm việc làm, số tiền bệnh nhân phải chi hàng ngày trước và sau khi điều trị đã thấy hiệu quả lớn của đề án mang lại. Trước khi điều trị bằng Methadone, bệnh nhân không thể sống thiếu ma túy. Số tiền họ chi cho ma túy ít nhất là 60.000 đồng/ ngày, cao là 600.000 đồng/ ngày, cá biệt có trường hợp dùng đến 1 triệu đồng/ ngày. Trước khi được điều trị, trong 303 trường hợp trên có 158 người có việc làm với thu nhập từ 1-2 triệu đồng/tháng, phần lớn công việc không ổn định, sức khỏe sa sút, người mệt mỏi...
Sau khi được điều trị thay thế bằng Methadone, bệnh nhân chỉ phải chi trả 8.000 đồng/ngày. Số người có việc làm từ khi tham gia điều trị tăng lên 205 người, với mức thu nhập từ 2,5-5 triệu đồng/tháng, trong đó có 50 trường hợp đã tìm được việc làm ổn định sức khỏe tốt lên.
Anh Nguyễn Văn Đ (30 tuổi, nhà ở Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng) cho biết: “Tôi nghiện ma túy 10 năm, cảm thấy mệt mỏi, cô độc vì không có sức khỏe, không có việc làm, lúc nào cũng chỉ tìm mọi cách kiếm tiền để sử dụng ma túy. Tôi biết đến Cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa vì có một anh bạn cùng “đội” hút chích đã dùng Methadone trước đó nói là đạt kết quả tốt. Khi sử dụng Methadone thay thế, tôi không phải dùng ma túy nữa. Dùng Methadone người không bị mệt mỏi, ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn và bây giờ tôi đủ sức khỏe để đi làm. Tôi điều trị được 1 năm, bây giờ đang đi tìm việc làm và mong có cuộc sống bình thường như tất cả mọi người”.
Ngoài tác động tích cực đến người bệnh, việc sử dụng Methadone điều trị cho người nghiện còn mang lại nhiều hiệu quả khác như giảm tỷ lệ người nghiện; giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C...
Với những hiệu quả do Đề án điều trị Methadone theo mô hình xã hội hóa mang lại, trong thời gian tới, thành phố Hải Phòng tiếp tục duy trì hoạt động của mô hình này theo hướng bền vững ngay cả khi không còn sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Việc thu phí với người bệnh phải đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí, đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện tối đa cho người bệnh tiếp cận dịch vụ, song cũng cần có kinh phí để đầu tư thêm các điểm dịch vụ cai nghiện bằng Methadone để đáp ứng nhu cầu của nhiều người nghiện chưa tiếp cận với dịch vụ này./.
Ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn cai nghiện tại cộng đồng, Phó trưởng Cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa của Hải Phòng, cho biết: “Sau hơn một năm đi vào hoạt động, cơ sở đã điều trị 303 bệnh nhân. Điều đáng nói là, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị rất cao (283/303 người), chỉ có 20 người bỏ điều trị ra khỏi chương trình do không chủ động được thời gian, hoặc tử vong do HIV/AIDS giai đoạn cuối."
Chỉ cần so sánh tình trạng sức khỏe, cơ hội tìm việc làm, số tiền bệnh nhân phải chi hàng ngày trước và sau khi điều trị đã thấy hiệu quả lớn của đề án mang lại. Trước khi điều trị bằng Methadone, bệnh nhân không thể sống thiếu ma túy. Số tiền họ chi cho ma túy ít nhất là 60.000 đồng/ ngày, cao là 600.000 đồng/ ngày, cá biệt có trường hợp dùng đến 1 triệu đồng/ ngày. Trước khi được điều trị, trong 303 trường hợp trên có 158 người có việc làm với thu nhập từ 1-2 triệu đồng/tháng, phần lớn công việc không ổn định, sức khỏe sa sút, người mệt mỏi...
Sau khi được điều trị thay thế bằng Methadone, bệnh nhân chỉ phải chi trả 8.000 đồng/ngày. Số người có việc làm từ khi tham gia điều trị tăng lên 205 người, với mức thu nhập từ 2,5-5 triệu đồng/tháng, trong đó có 50 trường hợp đã tìm được việc làm ổn định sức khỏe tốt lên.
Anh Nguyễn Văn Đ (30 tuổi, nhà ở Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng) cho biết: “Tôi nghiện ma túy 10 năm, cảm thấy mệt mỏi, cô độc vì không có sức khỏe, không có việc làm, lúc nào cũng chỉ tìm mọi cách kiếm tiền để sử dụng ma túy. Tôi biết đến Cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa vì có một anh bạn cùng “đội” hút chích đã dùng Methadone trước đó nói là đạt kết quả tốt. Khi sử dụng Methadone thay thế, tôi không phải dùng ma túy nữa. Dùng Methadone người không bị mệt mỏi, ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn và bây giờ tôi đủ sức khỏe để đi làm. Tôi điều trị được 1 năm, bây giờ đang đi tìm việc làm và mong có cuộc sống bình thường như tất cả mọi người”.
Ngoài tác động tích cực đến người bệnh, việc sử dụng Methadone điều trị cho người nghiện còn mang lại nhiều hiệu quả khác như giảm tỷ lệ người nghiện; giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C...
Với những hiệu quả do Đề án điều trị Methadone theo mô hình xã hội hóa mang lại, trong thời gian tới, thành phố Hải Phòng tiếp tục duy trì hoạt động của mô hình này theo hướng bền vững ngay cả khi không còn sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Việc thu phí với người bệnh phải đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí, đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện tối đa cho người bệnh tiếp cận dịch vụ, song cũng cần có kinh phí để đầu tư thêm các điểm dịch vụ cai nghiện bằng Methadone để đáp ứng nhu cầu của nhiều người nghiện chưa tiếp cận với dịch vụ này./.
Minh Thu (TTXVN)