Tiếp tục chuyến công tác tại Hải Phòng, sáng 11/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt thành phố về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng từ đầu nhiệm kỳ đến nay và các giải pháp nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra; chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị (2003-2013) về phát triển thành phố Hải Phòng.
Theo báo cáo của Thành ủy Hải Phòng, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ thành phố trong điều kiện có nhiều thời cơ, thuận lợi cùng các khó khăn, thách thức đan xen, Đảng bộ, quân và dân thành phố đã tăng cường đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.
Các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu đạt kết quả khá đồng đều, 17/22 chỉ tiêu đạt khá, gần đạt, đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Tổng sản phẩm trong nước duy trì tăng trưởng bình quân 9,21%/năm; trong đó, nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt mức tăng 4,59% (chỉ tiêu Đại hội đề ra là 4,5%/năm). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Việc huy động vốn đầu tư phát triển, sản lượng hàng hóa thông qua cảng, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nghèo, phát triển đảng viên và tổ chức cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp... đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hải Phòng còn nhiều chỉ tiêu quan trọng cần phấn đấu hoàn thành, nhất là về phát triển công nghiệp, thu hút khách du lịch, thu ngân sách nhà nước. Về tổng thể, quy mô kinh tế thành phố còn nhỏ bé, sức tác động, lan tỏa của sự phát triển chưa thực sự xứng tầm với vai trò là cực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cơ cấu ngành công nghiệp bộc lộ những bất hợp lý, nhóm ngành gia công, sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỷ trọng cao và duy trì trong thời gian dài. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp ở Hải Phòng còn ở mức khiêm tốn, chủ yếu vẫn là cơ khí hóa, tỷ lệ tự động hóa chưa đạt 15%, còn ít doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh.
Hải Phòng kiến nghị trung ương có cơ chế phân bổ nguồn lực tài chính ngân sách theo hướng để lại một phần cho địa phương; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; có cơ chế chính sách cụ thể tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đảo Bạch Long Vĩ thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc; cho phép thí điểm thực hiện mô hình “chính quyền đô thị,” “chính quyền cảng,” về mô hình thành lập các đảng bộ cấp trên cơ sở trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước...
Sau khi nghe ý kiến của các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhấn mạnh: Hải Phòng có vai trò, vị trí, đặc điểm, vị thế quan trọng, là thành phố cảng, công nghiệp hiện đại, trung tâm phát triển kinh tế-xã hội của khu vực và đất nước, một cực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một đầu mối giao thông quan trọng có lịch sử hơn 100 năm. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hải Phòng có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, luôn đi đầu sáng tạo trên nhiều lĩnh vực và có nhiều kinh nghiệm phát triển.
Tổng Bí thư hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hải Phòng đã phát huy tinh thần nỗ lực, chủ động, triển khai thực hiện khá bài bản các Nghị quyết của Trung ương. Chính vì vậy, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Hải Phòng đã đạt mức tăng trưởng GDP hàng năm gấp hơn 1,6 lần so với mức bình quân chung của cả nước; bình quân thu nhập đạt hơn 2000 USD/người/năm, trong khi cả nước đạt hơn 1500 USD/người/năm. Nông nghiệp tiếp tục tăng cả năng suất, sản lượng, hiệu quả, hiện năng suất đạt 69 tạ/ha/vụ.
Du lịch, dịch vụ cảng phát triển mạnh. Riêng Cát Bà có 30.000 dân, nhưng hàng năm đón 1,3 triệu lượt khách. Văn hóa giáo dục, xã hội tiếp tục phát triển, tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố giảm xuống còn 3,1%. Đặc biệt, từ sau Đại hội XI của Đảng đến nay, Hải Phòng đã tập trung tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nhanh nhưng phải bền vững, tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược là phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách hành chính.
Công tác xây dựng Đảng được chỉ đạo thực hiện bài bản, khá toàn diện. Hải Phòng cũng là một trong những địa phương thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, tạo được nhận thức mới trong cán bộ, đảng viên, tăng cường cảnh báo, răn đe, giáo dục; đồng thời lựa chọn 15 vấn đề cần tập trung chỉ đạo thực hiện dứt điểm, tiếp tục đổi mới phong cách, phương thức công tác, sửa đổi một loạt vấn đề cụ thể, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, khắc phục hậu quả quản lý đất đai.
Tổng Bí thư chỉ rõ: Với triển vọng sáng sủa, mục tiêu rõ ràng, lại có nhiều kinh nghiệm phát triển, nhưng Hải Phòng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế; năng lực cạnh tranh, sức lan tỏa còn yếu, chưa có bước đột phá. Gần đây, sản xuất bị ngừng trệ, nhiều doanh nghiệp khó khăn; nông nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ, Hải Phòng cần tập trung sản xuất lớn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Về hướng sắp tới, Tổng Bí thư mong muốn Hải Phòng tiếp tục phát triển đi lên nhanh, mạnh, bền vững hơn nữa và có sức lan tỏa tốt hơn, quyết tâm phấn đấu để đến năm 2015 cơ bản trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng theo hướng văn minh hiện đại, về trước so với cả nước. Muốn vậy, Hải Phòng cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo theo tinh thần các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, từ đó vận dụng sáng tạo thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.
Đứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển và khả năng nguồn lực đáp ứng các yêu cầu đó, Tổng Bí thư đề nghị Hải Phòng cần đổi mới tư duy về đầu tư phát triển, trước hết phải đi lên bằng chính nội lực của mình, huy động các nguồn lực, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển. Trung ương hỗ trợ một cách tích cực, thích đáng, nhưng đồng thời địa phương phải nỗ lực rất cao. Bên cạnh đó, Hải Phòng cần làm tốt công tác quy hoạch, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy hoạch; sắp xếp lại hệ thống cảng biển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời bảo đảm quản lý tập trung thống nhất.
Tổng Bí thư lưu ý, Hải Phòng cần tăng cường phối hợp, liên kết vùng, liên kết ngành, nhằm bổ sung lợi thế so sánh, khắc phục hạn chế, yếu kém; quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là khâu đột phá chiến lược; thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác cán bộ, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ trong thời gian tới./.
Theo báo cáo của Thành ủy Hải Phòng, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ thành phố trong điều kiện có nhiều thời cơ, thuận lợi cùng các khó khăn, thách thức đan xen, Đảng bộ, quân và dân thành phố đã tăng cường đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.
Các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu đạt kết quả khá đồng đều, 17/22 chỉ tiêu đạt khá, gần đạt, đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Tổng sản phẩm trong nước duy trì tăng trưởng bình quân 9,21%/năm; trong đó, nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt mức tăng 4,59% (chỉ tiêu Đại hội đề ra là 4,5%/năm). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Việc huy động vốn đầu tư phát triển, sản lượng hàng hóa thông qua cảng, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nghèo, phát triển đảng viên và tổ chức cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp... đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hải Phòng còn nhiều chỉ tiêu quan trọng cần phấn đấu hoàn thành, nhất là về phát triển công nghiệp, thu hút khách du lịch, thu ngân sách nhà nước. Về tổng thể, quy mô kinh tế thành phố còn nhỏ bé, sức tác động, lan tỏa của sự phát triển chưa thực sự xứng tầm với vai trò là cực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cơ cấu ngành công nghiệp bộc lộ những bất hợp lý, nhóm ngành gia công, sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỷ trọng cao và duy trì trong thời gian dài. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp ở Hải Phòng còn ở mức khiêm tốn, chủ yếu vẫn là cơ khí hóa, tỷ lệ tự động hóa chưa đạt 15%, còn ít doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh.
Hải Phòng kiến nghị trung ương có cơ chế phân bổ nguồn lực tài chính ngân sách theo hướng để lại một phần cho địa phương; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; có cơ chế chính sách cụ thể tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đảo Bạch Long Vĩ thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc; cho phép thí điểm thực hiện mô hình “chính quyền đô thị,” “chính quyền cảng,” về mô hình thành lập các đảng bộ cấp trên cơ sở trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước...
Sau khi nghe ý kiến của các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhấn mạnh: Hải Phòng có vai trò, vị trí, đặc điểm, vị thế quan trọng, là thành phố cảng, công nghiệp hiện đại, trung tâm phát triển kinh tế-xã hội của khu vực và đất nước, một cực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một đầu mối giao thông quan trọng có lịch sử hơn 100 năm. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hải Phòng có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, luôn đi đầu sáng tạo trên nhiều lĩnh vực và có nhiều kinh nghiệm phát triển.
Tổng Bí thư hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hải Phòng đã phát huy tinh thần nỗ lực, chủ động, triển khai thực hiện khá bài bản các Nghị quyết của Trung ương. Chính vì vậy, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Hải Phòng đã đạt mức tăng trưởng GDP hàng năm gấp hơn 1,6 lần so với mức bình quân chung của cả nước; bình quân thu nhập đạt hơn 2000 USD/người/năm, trong khi cả nước đạt hơn 1500 USD/người/năm. Nông nghiệp tiếp tục tăng cả năng suất, sản lượng, hiệu quả, hiện năng suất đạt 69 tạ/ha/vụ.
Du lịch, dịch vụ cảng phát triển mạnh. Riêng Cát Bà có 30.000 dân, nhưng hàng năm đón 1,3 triệu lượt khách. Văn hóa giáo dục, xã hội tiếp tục phát triển, tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố giảm xuống còn 3,1%. Đặc biệt, từ sau Đại hội XI của Đảng đến nay, Hải Phòng đã tập trung tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nhanh nhưng phải bền vững, tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược là phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách hành chính.
Công tác xây dựng Đảng được chỉ đạo thực hiện bài bản, khá toàn diện. Hải Phòng cũng là một trong những địa phương thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, tạo được nhận thức mới trong cán bộ, đảng viên, tăng cường cảnh báo, răn đe, giáo dục; đồng thời lựa chọn 15 vấn đề cần tập trung chỉ đạo thực hiện dứt điểm, tiếp tục đổi mới phong cách, phương thức công tác, sửa đổi một loạt vấn đề cụ thể, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, khắc phục hậu quả quản lý đất đai.
Tổng Bí thư chỉ rõ: Với triển vọng sáng sủa, mục tiêu rõ ràng, lại có nhiều kinh nghiệm phát triển, nhưng Hải Phòng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế; năng lực cạnh tranh, sức lan tỏa còn yếu, chưa có bước đột phá. Gần đây, sản xuất bị ngừng trệ, nhiều doanh nghiệp khó khăn; nông nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ, Hải Phòng cần tập trung sản xuất lớn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Về hướng sắp tới, Tổng Bí thư mong muốn Hải Phòng tiếp tục phát triển đi lên nhanh, mạnh, bền vững hơn nữa và có sức lan tỏa tốt hơn, quyết tâm phấn đấu để đến năm 2015 cơ bản trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng theo hướng văn minh hiện đại, về trước so với cả nước. Muốn vậy, Hải Phòng cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo theo tinh thần các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, từ đó vận dụng sáng tạo thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.
Đứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển và khả năng nguồn lực đáp ứng các yêu cầu đó, Tổng Bí thư đề nghị Hải Phòng cần đổi mới tư duy về đầu tư phát triển, trước hết phải đi lên bằng chính nội lực của mình, huy động các nguồn lực, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển. Trung ương hỗ trợ một cách tích cực, thích đáng, nhưng đồng thời địa phương phải nỗ lực rất cao. Bên cạnh đó, Hải Phòng cần làm tốt công tác quy hoạch, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy hoạch; sắp xếp lại hệ thống cảng biển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời bảo đảm quản lý tập trung thống nhất.
Tổng Bí thư lưu ý, Hải Phòng cần tăng cường phối hợp, liên kết vùng, liên kết ngành, nhằm bổ sung lợi thế so sánh, khắc phục hạn chế, yếu kém; quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là khâu đột phá chiến lược; thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác cán bộ, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ trong thời gian tới./.
Nguyễn Sự-Minh Huệ (TTXVN)