Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Hải quân Indonesia hy vọng sẽ có thêm một hạm đội đi vào hoạt động trong năm 2014.
Người phát ngôn Hải quân Indonesia, Đại tá Untung Suropati cho biết binh chủng này đang chờ Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono xem xét lại quy định về cơ cấu tổ chức quân sự được ban hành hồi tháng 10/2012, theo đó Hải quân Indonesia chỉ có hai hạm đội miền Đông và miền Tây.
Căn cứ vào yêu cầu phát triển, hiện đại hóa và nâng cao sức mạnh phòng thủ của quân đội và quốc gia, Bộ Quốc phòng Indonesia đã đề xuất xây dựng thêm hai hạm đội, trong đó có Hạm đội miền Trung phụ trách các vùng biển đảo ở khu vực trung tâm và Hạm đội Thái Bình Dương. Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia (TNI), Đô đốc Agus Suhartono đã phê chuẩn kế hoạch này.
Theo ông Suropati, nếu đề xuất trên được Tổng thống Yudhoyono chấp thuận, Hải quân Indonesia sẽ ngay lập tức phát triển hạ tầng cơ sở cho Hạm đội miền Trung tại Surabaya, hiện là căn cứ của Hạm đội miền Đông, và Hạm đội miền Đông sẽ chuyển tới Sorong ở Tây Papua. Ngoài ra, Hải quân Indonesia cũng đã đề nghị thành lập Bộ Tư lệnh quân sự Biển (KOHANLA), cơ quan chỉ huy cao nhất của lực lượng Hải quân Indonesia, đóng trụ sở tại Surabaya.
Ông Suropati cho biết việc xây dựng một hạm đội mới sẽ mất khoảng 2-3 năm, trong đó chủ yếu là để xây dựng hạ tầng cơ sở. Nếu đề nghị thành lập KOHANLA được thông qua, việc triển khai có thể được tiến hành theo từng giai đoạn, bắt đầu với ngân sách năm 2013 và hạm đội mới thứ ba có thể đi vào hoạt động trong năm 2014.
Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, Phó Đô đốc Marsetio nói rằng ngoài việc mua sắm các trang thiết bị quốc phòng chính để đáp ứng yêu cầu đảm bảo sức mạnh phòng thủ tối thiểu của đất nước, quân đội còn cần phải chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng về nhân sự và hệ thống phòng thủ. Bên cạnh đó, Hải quân Indonesia cũng cần có những thay đổi cơ bản về tổ chức, bao gồm mở rộng các hạm đội, tăng cường sức mạnh, mở rộng hay thành lập các tổ chức mới. KOHANLA sẽ do một Đô đốc ba sao hay Phó Đô đốc phụ trách và đứng đầu mỗi hạm đội sẽ là một Đô đốc hai sao hoặc Chuẩn Đô đốc.
Nghị sỹ, thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Indonesia, Susaningtyas Nefo Handayani Kertopati cũng khẳng định việc thành lập Hạm đội miền Trung là cần thiết, bởi đây là một vùng biển rộng lớn với nhiều hòn đảo có vị trí chiến lược quan trọng của đất nước “Vạn đảo”./.
Người phát ngôn Hải quân Indonesia, Đại tá Untung Suropati cho biết binh chủng này đang chờ Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono xem xét lại quy định về cơ cấu tổ chức quân sự được ban hành hồi tháng 10/2012, theo đó Hải quân Indonesia chỉ có hai hạm đội miền Đông và miền Tây.
Căn cứ vào yêu cầu phát triển, hiện đại hóa và nâng cao sức mạnh phòng thủ của quân đội và quốc gia, Bộ Quốc phòng Indonesia đã đề xuất xây dựng thêm hai hạm đội, trong đó có Hạm đội miền Trung phụ trách các vùng biển đảo ở khu vực trung tâm và Hạm đội Thái Bình Dương. Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia (TNI), Đô đốc Agus Suhartono đã phê chuẩn kế hoạch này.
Theo ông Suropati, nếu đề xuất trên được Tổng thống Yudhoyono chấp thuận, Hải quân Indonesia sẽ ngay lập tức phát triển hạ tầng cơ sở cho Hạm đội miền Trung tại Surabaya, hiện là căn cứ của Hạm đội miền Đông, và Hạm đội miền Đông sẽ chuyển tới Sorong ở Tây Papua. Ngoài ra, Hải quân Indonesia cũng đã đề nghị thành lập Bộ Tư lệnh quân sự Biển (KOHANLA), cơ quan chỉ huy cao nhất của lực lượng Hải quân Indonesia, đóng trụ sở tại Surabaya.
Ông Suropati cho biết việc xây dựng một hạm đội mới sẽ mất khoảng 2-3 năm, trong đó chủ yếu là để xây dựng hạ tầng cơ sở. Nếu đề nghị thành lập KOHANLA được thông qua, việc triển khai có thể được tiến hành theo từng giai đoạn, bắt đầu với ngân sách năm 2013 và hạm đội mới thứ ba có thể đi vào hoạt động trong năm 2014.
Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, Phó Đô đốc Marsetio nói rằng ngoài việc mua sắm các trang thiết bị quốc phòng chính để đáp ứng yêu cầu đảm bảo sức mạnh phòng thủ tối thiểu của đất nước, quân đội còn cần phải chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng về nhân sự và hệ thống phòng thủ. Bên cạnh đó, Hải quân Indonesia cũng cần có những thay đổi cơ bản về tổ chức, bao gồm mở rộng các hạm đội, tăng cường sức mạnh, mở rộng hay thành lập các tổ chức mới. KOHANLA sẽ do một Đô đốc ba sao hay Phó Đô đốc phụ trách và đứng đầu mỗi hạm đội sẽ là một Đô đốc hai sao hoặc Chuẩn Đô đốc.
Nghị sỹ, thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Indonesia, Susaningtyas Nefo Handayani Kertopati cũng khẳng định việc thành lập Hạm đội miền Trung là cần thiết, bởi đây là một vùng biển rộng lớn với nhiều hòn đảo có vị trí chiến lược quan trọng của đất nước “Vạn đảo”./.
(TTXVN)