Kết quả khảo sát do công ty Roy Morgan thực hiện theo đề nghị của Cơ quan từ thiện và phúc lợi Salvation Army cho thấy có khoảng hai triệu người dân Australia đang sống trong tình trạng bần cùng.
Quan chức của Salvation Army, bà Marina Randall cho biết, cứ 10 người dân Australia thì có một người nghèo khó và bà cho rằng tỷ lệ 1/10 là một con số đáng báo động đối với một "cường quốc hạng trung."
Năm 1994, có 7,6% người dân Australia sống trong nghèo khổ, đến năm 2004 con số này tăng lên 9,9% và nay thì 10%.
Giáo sư John Falzon, thuộc Tổ chức từ thiện St Vincent de Paul cho rằng, một quốc gia thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế bền vững như Australia thì tỷ lệ người sống trong nghèo khổ là một thực trạng thảm hại.
Ông vạch ra một số nguyên nhân như lương thấp, không bảo đảm công ăn việc làm, trợ cấp phúc lợi xã hội không ổn định, chi phí thuê nhà, đi lại, khám chữa bệnh đều tăng cao.
Ông nói: "Họ (những người nghèo) đang khốn khổ cùng cực trong thời điểm mà đối với nhiều người khác là sự phồn vinh."
Đáng ngại hơn, trong nhóm hai triệu người sống trong cảnh bần cùng nói trên có rất nhiều trẻ em, chiếm tỷ lệ đến 70%. Số lượng trẻ có hoàn cảnh khó khăn ngày càng tăng và hiện có khoảng 12% trẻ em dưới 17 tuổi đang sống trong đói nghèo và 70% các em nghèo sống trong các gia đình thất nghiệp.
Theo Tổ chức Salvation Army, trong năm ngoái, có ít nhất 80.000 người nghèo đã lần đầu tiên tìm đến tổ chức này để nhờ được giúp đỡ.
Theo bà Randall, việc giúp đỡ trẻ em nghèo đói không đơn thuần chỉ là hỗ trợ các em tham gia những chuyến du ngoạn do nhà trường tổ chức hay giúp họ hưởng thụ đời sống tương tự như các trẻ em sinh ra trong những gia đình êm ấm.
Bà nói: "Mới hôm qua, tôi vừa nghe câu chuyện về một bà mẹ dẫn con gái đến gặp bác sĩ để khám bệnh. Khi bác sĩ đưa toa thuốc thì người mẹ mới sửng sốt phát hiện rằng bà không có đủ tiền để trả đơn thuốc này."
Qua bản báo cáo do nhà nghiên cứu xã hội học Wilma Gallet soạn thảo, tổ chức Salvation Army đã kêu gọi Chính phủ Australia phải xây dựng một chiến lược giúp đỡ các trẻ em nghèo đói, trong đó cần xác định rõ một số chỉ tiêu cụ thể nhằm giải quyết nạn nghèo đói.
Ông Gallet cho biết có 9,5 triệu người Australia cảm thấy phải hành động "thật gấp, thật ưu tiên" để giảm tình trạng nghèo đói tại xứ sở chuột túi.
Ông Gallet nói: "Chúng tôi nhận thấy rằng hơn 90% người dân Australia ý thức được tầm quan trọng của việc chống nghèo đói và họ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với người nghèo. Một sự cố bất ngờ, một bi kịch trong gia đình, mất việc làm hay các hóa đơn nợ vượt tầm kiểm soát đều có thể khiến bất cứ ai trượt vào vòng xoáy của tình trạng bần cùng."
Theo ông Gallet, việc Chính phủ Australia đặt mục tiêu giảm một nửa lượng người vô gia cư vào năm 2020 là rất đáng hoan nghênh và cần áp dụng chiến lược tương tự nhằm giảm tỷ lệ trẻ em nghèo./.
Quan chức của Salvation Army, bà Marina Randall cho biết, cứ 10 người dân Australia thì có một người nghèo khó và bà cho rằng tỷ lệ 1/10 là một con số đáng báo động đối với một "cường quốc hạng trung."
Năm 1994, có 7,6% người dân Australia sống trong nghèo khổ, đến năm 2004 con số này tăng lên 9,9% và nay thì 10%.
Giáo sư John Falzon, thuộc Tổ chức từ thiện St Vincent de Paul cho rằng, một quốc gia thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế bền vững như Australia thì tỷ lệ người sống trong nghèo khổ là một thực trạng thảm hại.
Ông vạch ra một số nguyên nhân như lương thấp, không bảo đảm công ăn việc làm, trợ cấp phúc lợi xã hội không ổn định, chi phí thuê nhà, đi lại, khám chữa bệnh đều tăng cao.
Ông nói: "Họ (những người nghèo) đang khốn khổ cùng cực trong thời điểm mà đối với nhiều người khác là sự phồn vinh."
Đáng ngại hơn, trong nhóm hai triệu người sống trong cảnh bần cùng nói trên có rất nhiều trẻ em, chiếm tỷ lệ đến 70%. Số lượng trẻ có hoàn cảnh khó khăn ngày càng tăng và hiện có khoảng 12% trẻ em dưới 17 tuổi đang sống trong đói nghèo và 70% các em nghèo sống trong các gia đình thất nghiệp.
Theo Tổ chức Salvation Army, trong năm ngoái, có ít nhất 80.000 người nghèo đã lần đầu tiên tìm đến tổ chức này để nhờ được giúp đỡ.
Theo bà Randall, việc giúp đỡ trẻ em nghèo đói không đơn thuần chỉ là hỗ trợ các em tham gia những chuyến du ngoạn do nhà trường tổ chức hay giúp họ hưởng thụ đời sống tương tự như các trẻ em sinh ra trong những gia đình êm ấm.
Bà nói: "Mới hôm qua, tôi vừa nghe câu chuyện về một bà mẹ dẫn con gái đến gặp bác sĩ để khám bệnh. Khi bác sĩ đưa toa thuốc thì người mẹ mới sửng sốt phát hiện rằng bà không có đủ tiền để trả đơn thuốc này."
Qua bản báo cáo do nhà nghiên cứu xã hội học Wilma Gallet soạn thảo, tổ chức Salvation Army đã kêu gọi Chính phủ Australia phải xây dựng một chiến lược giúp đỡ các trẻ em nghèo đói, trong đó cần xác định rõ một số chỉ tiêu cụ thể nhằm giải quyết nạn nghèo đói.
Ông Gallet cho biết có 9,5 triệu người Australia cảm thấy phải hành động "thật gấp, thật ưu tiên" để giảm tình trạng nghèo đói tại xứ sở chuột túi.
Ông Gallet nói: "Chúng tôi nhận thấy rằng hơn 90% người dân Australia ý thức được tầm quan trọng của việc chống nghèo đói và họ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với người nghèo. Một sự cố bất ngờ, một bi kịch trong gia đình, mất việc làm hay các hóa đơn nợ vượt tầm kiểm soát đều có thể khiến bất cứ ai trượt vào vòng xoáy của tình trạng bần cùng."
Theo ông Gallet, việc Chính phủ Australia đặt mục tiêu giảm một nửa lượng người vô gia cư vào năm 2020 là rất đáng hoan nghênh và cần áp dụng chiến lược tương tự nhằm giảm tỷ lệ trẻ em nghèo./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)