Mức tăng dân số ngày càng cao cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu khiến nhiều vùng dân cư trong tương lai sẽ bị thiếu nước nếu không có một chính sách khai thác hợp lý.
Đó là lời cảnh báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) trong bài đăng trên báo Le Figaro ngày 13/11 với đề tựa “Hai tỷ người có nguy cơ bị thiếu nước.”
Theo FAO, có khoảng 40.000 tỷ m3 nước ngọt đang lưu thông trên bề mặt Trái Đất.
Qua việc nhẩm đếm tổng số các con sông, ngòi hay lớp nước ngầm ở mỗi nước, FAO có thể cung cấp cho các quốc gia tấm bản đồ về nguồn nước.
Tuy nhiên, nếu theo phương pháp tính của hai nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Môi trường Pháp, một điều ngạc nhiên là tổng lượng nước trên toàn cầu sẽ tăng thêm 25%.
Các tác giả này còn cho rằng, cùng một con sông chảy qua nhiều nước, nếu giữa các nước này có sự hợp tác chặt chẽ và có các chính sách khai thác hợp lý thì sẽ không phát sinh vấn đề tranh chấp. Còn tại các nước phải luôn đối mặt với nạn thiếu nước, đây mới là vấn đề.
Dựa trên nguyên tắc bình quân chia đều lượng nước sông chảy qua các nước, và bằng cách hiệu chỉnh lại số liệu thống kê, các nhà khoa học của Viện trên phát hiện ra rằng, thực tế, số người trên hành tinh này có nguy cơ thiếu nước cao hơn nhiều (gần hai tỷ người).
Đó là chưa kể đến những biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số từ nay cho đến 2050, sự tiếp cận nguồn nước sẽ là vấn đề mấu chốt trong tương lai.
Ngoài ra, tầng nước ngầm đang bị nhiều quốc gia khai thác vô tội vạ, trong khi, mạch nước ngầm đôi khi là nguồn nước cung cấp cho các sông ngòi./.
Đó là lời cảnh báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) trong bài đăng trên báo Le Figaro ngày 13/11 với đề tựa “Hai tỷ người có nguy cơ bị thiếu nước.”
Theo FAO, có khoảng 40.000 tỷ m3 nước ngọt đang lưu thông trên bề mặt Trái Đất.
Qua việc nhẩm đếm tổng số các con sông, ngòi hay lớp nước ngầm ở mỗi nước, FAO có thể cung cấp cho các quốc gia tấm bản đồ về nguồn nước.
Tuy nhiên, nếu theo phương pháp tính của hai nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Môi trường Pháp, một điều ngạc nhiên là tổng lượng nước trên toàn cầu sẽ tăng thêm 25%.
Các tác giả này còn cho rằng, cùng một con sông chảy qua nhiều nước, nếu giữa các nước này có sự hợp tác chặt chẽ và có các chính sách khai thác hợp lý thì sẽ không phát sinh vấn đề tranh chấp. Còn tại các nước phải luôn đối mặt với nạn thiếu nước, đây mới là vấn đề.
Dựa trên nguyên tắc bình quân chia đều lượng nước sông chảy qua các nước, và bằng cách hiệu chỉnh lại số liệu thống kê, các nhà khoa học của Viện trên phát hiện ra rằng, thực tế, số người trên hành tinh này có nguy cơ thiếu nước cao hơn nhiều (gần hai tỷ người).
Đó là chưa kể đến những biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số từ nay cho đến 2050, sự tiếp cận nguồn nước sẽ là vấn đề mấu chốt trong tương lai.
Ngoài ra, tầng nước ngầm đang bị nhiều quốc gia khai thác vô tội vạ, trong khi, mạch nước ngầm đôi khi là nguồn nước cung cấp cho các sông ngòi./.
Anh Minh (Vietnam+)