Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDCP), kể từ ngày 1/6 đến nay đã có 4 người thiệt mạng và 286 người phải nhập viện do nắng nóng.
Các chuyên gia của Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho rằng bêtông, nhựa đường và tường của các tòa nhà cao tầng dễ hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt lớn. Do đó, nhiệt độ trung bình trong những ngày từ 23-28/7 ở quận Jungnang của thành phố Seoul đã lên mức 34,2 độ C. Chỉ có quận Jongno có mức nhiệt dưới ngưỡng 30 độ C.
KMA cho biết nhiệt độ trung bình ở mức cao (từ 30 đến 31 độ C) vẫn xuất hiện ở các khu vực có đồi núi như quận Gwanak và Eunpyeong. Các quận Seocho, Gangnam và Songpa (ở phía Nam thủ đô Seoul), nơi có nhiều tòa nhà chọc trời phải hứng chịu mức nhiệt trên 33 độ C trong 6 ngày liên tiếp.
Theo dự báo, đợt nắng nóng ở Hàn Quốc sẽ tiếp tục kéo dài đến giữa tháng Tám.
Trong khi đó, Viện Môi trường Hàn Quốc (KEI) khuyến cáo rằng người già là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng giới hạn theo từng thành phố, và sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm nếu hiện tượng đó kéo dài trong 2 ngày liên tiếp. Ở Seoul, “ngưỡng giới hạn” nhiệt độ là 27,8 độ C và Busan là 26,5 độ C.
Cả 6 thành phố lớn (bao gồm cả thủ đô Seoul) đều đã phải hứng chịu nhiệt độ vượt “ngưỡng giới hạn” kể từ ngày 25/7 vừa qua. Theo tính toán, tại Seoul, cứ tăng thêm 1 độ C trên “ngưỡng giới hạn” thì kéo theo tỷ lệ tử vong tương ứng là 12,75%. Dự báo, kể từ nay đến năm 2020, với sự nóng lên của Trái Đất thì trung bình, Seoul mỗi năm có 13 ngày đạt mức nhiệt cao hơn “ngưỡng giới hạn.”
Để góp phần làm giảm nhiệt độ ngoài trời, chính quyền thành phố Seoul đã quyết định huy động 237 xe chở nước để tiến hành phun nước trên các con đường trải nhựa.
Theo Viện Nghiên cứu sức khỏe và môi trường Hàn Quốc, giải pháp này có thể giúp giảm khoảng 6,4 độ C ở mặt đường và 1,5 độ C ở các lối đi bộ./.
Các chuyên gia của Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho rằng bêtông, nhựa đường và tường của các tòa nhà cao tầng dễ hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt lớn. Do đó, nhiệt độ trung bình trong những ngày từ 23-28/7 ở quận Jungnang của thành phố Seoul đã lên mức 34,2 độ C. Chỉ có quận Jongno có mức nhiệt dưới ngưỡng 30 độ C.
KMA cho biết nhiệt độ trung bình ở mức cao (từ 30 đến 31 độ C) vẫn xuất hiện ở các khu vực có đồi núi như quận Gwanak và Eunpyeong. Các quận Seocho, Gangnam và Songpa (ở phía Nam thủ đô Seoul), nơi có nhiều tòa nhà chọc trời phải hứng chịu mức nhiệt trên 33 độ C trong 6 ngày liên tiếp.
Theo dự báo, đợt nắng nóng ở Hàn Quốc sẽ tiếp tục kéo dài đến giữa tháng Tám.
Trong khi đó, Viện Môi trường Hàn Quốc (KEI) khuyến cáo rằng người già là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng giới hạn theo từng thành phố, và sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm nếu hiện tượng đó kéo dài trong 2 ngày liên tiếp. Ở Seoul, “ngưỡng giới hạn” nhiệt độ là 27,8 độ C và Busan là 26,5 độ C.
Cả 6 thành phố lớn (bao gồm cả thủ đô Seoul) đều đã phải hứng chịu nhiệt độ vượt “ngưỡng giới hạn” kể từ ngày 25/7 vừa qua. Theo tính toán, tại Seoul, cứ tăng thêm 1 độ C trên “ngưỡng giới hạn” thì kéo theo tỷ lệ tử vong tương ứng là 12,75%. Dự báo, kể từ nay đến năm 2020, với sự nóng lên của Trái Đất thì trung bình, Seoul mỗi năm có 13 ngày đạt mức nhiệt cao hơn “ngưỡng giới hạn.”
Để góp phần làm giảm nhiệt độ ngoài trời, chính quyền thành phố Seoul đã quyết định huy động 237 xe chở nước để tiến hành phun nước trên các con đường trải nhựa.
Theo Viện Nghiên cứu sức khỏe và môi trường Hàn Quốc, giải pháp này có thể giúp giảm khoảng 6,4 độ C ở mặt đường và 1,5 độ C ở các lối đi bộ./.
Anh Nguyên/Seoul (Vietnam+)