Hàn Quốc sẽ tái đánh thuế đối với người nước ngoài đầu tư vào trái phiếu chính phủ, đồng thời cảnh báo dòng tiền "nóng" có thể hủy hoại nền kinh tế và đẩy giá đồng won lên cao hơn.
Đây được coi là động thái mới nhất mà các nền kinh tế đang nổi tiến hành nhằm ngăn chặn dòng tiền "nóng" tràn vào từ Mỹ và các nơi khác, khiến đồng nội tệ lên giá nhanh.
Cuối tuần trước, Chính phủ Hàn Quốc đã trình lên Quốc hội kế hoạch tái đánh thuế vào lợi nhuận thu được từ việc bán các khoản đầu tư, tài sản và thu nhập từ lãi suất trái phiếu. Theo đó, việc tái đánh thuế vào lợi nhuận thu được từ việc bán các khoản đầu tư và tài sản sẽ tạo sự linh hoạt để cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế khi cần nhằm ổn định thị trường;
Kế hoạch này sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Còn việc đánh thuế lợi tức 14% được bãi bỏ từ hồi tháng Năm cũng sẽ được nối lại ngay lập tức.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Yim Jong-Yong còn cho biết Hàn Quốc có thể sớm đưa ra các biện pháp khác, trong đó có đánh thuế ngân hàng.
Theo giới phân tích, động thái mới sẽ không dẫn tới làn sóng bán tháo trái phiếu, bất chấp thị trường có e ngại khả năng chính phủ đưa thêm các biện pháp kiểm soát vốn.
Một nhà kinh doanh ngoại hối nói với hãng tin Dow Jones Newswires rằng đánh thuế đồng nghĩa với việc dòng vốn nước ngoài chảy vào nhỏ hơn, nhưng vẫn không thay đổi cán cân cung-cầu USD hiện tại của thị trường.
Thị trường trái phiếu vẫn được hỗ trợ trước đồn đoán Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ không nâng lãi suất cơ bản trong tương lai gần sau quyết định nâng lãi suất lên 2,5% hôm 16/11.
Ngoài tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định, Hàn Quốc còn lo ngại đà tăng giá nhanh của đồng won có thể hủy hoại nền kinh tế có định hướng xuất khẩu. Chỉ tính từ tháng Năm tới nay đồng won đã tăng giá 15% so với đồng USD.
Trong 10 tháng đầu năm, đầu tư ròng vào trái phiếu Hàn Quốc đã đạt 21.100 tỷ won (18,6 tỷ USD). Tính đến cuối tháng 10, các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 7,1% trái phiếu chưa thanh toán và 14,9% trái phiếu của Bộ Tài chính Hàn Quốc so với 4,3% và 8,4% cuối năm 2008. Dự đoán xu hướng này sẽ còn tiếp diễn do khả năng thanh khoản được mở rộng.
Nhiều nước đang nổi khác như Thái Lan, Brazil cũng đã đưa ra các biện pháp khác nhau nhằm kiềm chế dòng tiền "nóng" chảy vào nền kinh tế./.
Đây được coi là động thái mới nhất mà các nền kinh tế đang nổi tiến hành nhằm ngăn chặn dòng tiền "nóng" tràn vào từ Mỹ và các nơi khác, khiến đồng nội tệ lên giá nhanh.
Cuối tuần trước, Chính phủ Hàn Quốc đã trình lên Quốc hội kế hoạch tái đánh thuế vào lợi nhuận thu được từ việc bán các khoản đầu tư, tài sản và thu nhập từ lãi suất trái phiếu. Theo đó, việc tái đánh thuế vào lợi nhuận thu được từ việc bán các khoản đầu tư và tài sản sẽ tạo sự linh hoạt để cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế khi cần nhằm ổn định thị trường;
Kế hoạch này sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Còn việc đánh thuế lợi tức 14% được bãi bỏ từ hồi tháng Năm cũng sẽ được nối lại ngay lập tức.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Yim Jong-Yong còn cho biết Hàn Quốc có thể sớm đưa ra các biện pháp khác, trong đó có đánh thuế ngân hàng.
Theo giới phân tích, động thái mới sẽ không dẫn tới làn sóng bán tháo trái phiếu, bất chấp thị trường có e ngại khả năng chính phủ đưa thêm các biện pháp kiểm soát vốn.
Một nhà kinh doanh ngoại hối nói với hãng tin Dow Jones Newswires rằng đánh thuế đồng nghĩa với việc dòng vốn nước ngoài chảy vào nhỏ hơn, nhưng vẫn không thay đổi cán cân cung-cầu USD hiện tại của thị trường.
Thị trường trái phiếu vẫn được hỗ trợ trước đồn đoán Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ không nâng lãi suất cơ bản trong tương lai gần sau quyết định nâng lãi suất lên 2,5% hôm 16/11.
Ngoài tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định, Hàn Quốc còn lo ngại đà tăng giá nhanh của đồng won có thể hủy hoại nền kinh tế có định hướng xuất khẩu. Chỉ tính từ tháng Năm tới nay đồng won đã tăng giá 15% so với đồng USD.
Trong 10 tháng đầu năm, đầu tư ròng vào trái phiếu Hàn Quốc đã đạt 21.100 tỷ won (18,6 tỷ USD). Tính đến cuối tháng 10, các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 7,1% trái phiếu chưa thanh toán và 14,9% trái phiếu của Bộ Tài chính Hàn Quốc so với 4,3% và 8,4% cuối năm 2008. Dự đoán xu hướng này sẽ còn tiếp diễn do khả năng thanh khoản được mở rộng.
Nhiều nước đang nổi khác như Thái Lan, Brazil cũng đã đưa ra các biện pháp khác nhau nhằm kiềm chế dòng tiền "nóng" chảy vào nền kinh tế./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)