Hãng chế tạo điện thoại di động BlackBerry đang nhắm tới Indonesia và các thị trường đông dân khác ở châu Á, trong khi họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối thủ như iPhone.
Giám đốc điều hành khu vực châu Á của BlackBerry, Gregory Wade cho biết hiện hãng này đang dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh ở Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Theo ước tính của Công ty nghiên cứu công nghệ IDC, chỉ riêng trong quý đầu năm nay, 1,5 triệu máy BlackBerry đã được tiêu thụ ở châu Á, chiếm 11% số máy bán ra trên toàn cầu và tăng so với 8% của năm 2010. Từ năm 2004 đến nay, 8,5 triệu máy đã được bán ra tại khu vực này.
Theo ông Wade, ngày càng có nhiều người muốn thay máy điện thoại cầm tay và với dân số 400 triệu dân ở Indonesia, Philippines và Thái Lan, BlackBerry càng có cơ hội chiếm lĩnh thị trường điện thoại thông minh ở châu Á. Đặc biệt là ở Indonesia, người nào cũng muốn sở hữu một chiếc BlackBerry.
BlackBerry cũng đã cho ra mắt Playbook với màn hình cảm ứng rộng 7 inch vào tháng Tư năm nay. Tuy nhiên, phản ứng của Bắc Mỹ, thị trường chủ chốt của BlackBerry lại có vẻ không mấy tích cực. Trong ba tháng, tính tới ngày 28/5, BlackBerry đã tiêu thụ khoảng 500.000 chiếc Playbook và trong tháng Sáu, mặt hàng này bắt đầu được bán tại thị trường châu Á.
Roberta Cozza, một nhà phân tích của Công ty nghiên cứu công nghệ Gartner, cho biết Playbook là một thiết bị lập thể nhưng giống như các hãng cạnh tranh khác của iPad, nó lại thiếu hệ thống hỗ trợ tốt như được áp dụng trong iPad, thậm chí thiếu cả hệ điều hành Android do Google phát triển, một phần mềm mà các hãng cạnh tranh của iPad như Samsung lựa chọn. Trong khi đó, BlackBerry lại có phần mềm riêng của họ./.
Giám đốc điều hành khu vực châu Á của BlackBerry, Gregory Wade cho biết hiện hãng này đang dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh ở Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Theo ước tính của Công ty nghiên cứu công nghệ IDC, chỉ riêng trong quý đầu năm nay, 1,5 triệu máy BlackBerry đã được tiêu thụ ở châu Á, chiếm 11% số máy bán ra trên toàn cầu và tăng so với 8% của năm 2010. Từ năm 2004 đến nay, 8,5 triệu máy đã được bán ra tại khu vực này.
Theo ông Wade, ngày càng có nhiều người muốn thay máy điện thoại cầm tay và với dân số 400 triệu dân ở Indonesia, Philippines và Thái Lan, BlackBerry càng có cơ hội chiếm lĩnh thị trường điện thoại thông minh ở châu Á. Đặc biệt là ở Indonesia, người nào cũng muốn sở hữu một chiếc BlackBerry.
BlackBerry cũng đã cho ra mắt Playbook với màn hình cảm ứng rộng 7 inch vào tháng Tư năm nay. Tuy nhiên, phản ứng của Bắc Mỹ, thị trường chủ chốt của BlackBerry lại có vẻ không mấy tích cực. Trong ba tháng, tính tới ngày 28/5, BlackBerry đã tiêu thụ khoảng 500.000 chiếc Playbook và trong tháng Sáu, mặt hàng này bắt đầu được bán tại thị trường châu Á.
Roberta Cozza, một nhà phân tích của Công ty nghiên cứu công nghệ Gartner, cho biết Playbook là một thiết bị lập thể nhưng giống như các hãng cạnh tranh khác của iPad, nó lại thiếu hệ thống hỗ trợ tốt như được áp dụng trong iPad, thậm chí thiếu cả hệ điều hành Android do Google phát triển, một phần mềm mà các hãng cạnh tranh của iPad như Samsung lựa chọn. Trong khi đó, BlackBerry lại có phần mềm riêng của họ./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)