Hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, không chi làm thiệt hại đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, môi trường đầu tư mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thế nhưng số lượng các vụ hàng giả, hàng nhái bị bắt giữ không ngừng tăng lên cả về quy mô và số lượng vụ việc qua từng năm.
Tại “Lễ kỷ niệm ngày chống hàng giả, hàng nhái 29/11” do Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng 25/11, tại Hà Nội, một lần nữa sự cảnh báo về nạn hàng giả, hàng nhái lại hâm nóng toàn hội nghị.
Giật mình những con số
Theo báo cáo (chưa đầy đủ) của Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, năm 2011, các lực lượng chức năng đã kiểm tra trên 480 nghìn vụ, xử lý trên 180 nghìn vụ vi phạm pháp luật với tổng số thu trên 3.000 tỷ đồng trong đó xử phạt hành chính trên 900 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế trên 1.500 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu 600 tỷ đồng.
Thực tế trên thị trường, số lượng hàng giả, hàng nhái đang được kinh doanh, lưu thông còn lớn hơn nhiều so với số vụ cơ quan quản lý phát hiện và xử lý trong thời gian qua.
Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cho biết, hầu như bất cứ mặt hàng nào có giá trị lớn hoặc giá trị nhỏ đều bị làm hàng giả và lãi càng cao thì hàng giả, hàng nhái càng phổ biến.
Con số giật mình mà tạp chí hàng hóa của Hiệp hội này đưa ra là có đến 60% người tiêu dùng Việt Nam mua phải hàng giả, riêng tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh thì 35% sản phẩm tiêu thụ trên thị trường là hàng giả.
Trong các sản phẩm bị làm giả nhiều nhất thì có trên 50% là mặt hàng mỹ phẩm cho phụ nữ, ngoài ra còn có các mặt hàng như: Phân bón, thuốc trừ sâu và các sản phẩm thuốc phục vụ sức khỏe cho người tiêu dùng...
Là một doanh nghiệp trong cuộc, ông Trần Minh Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Anpha Petrol kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cũng tỏ ra thấm thía về hậu quả mà hàng giả, hàng nhái gây ra không chỉ khiến doanh nghiệp giảm lợi nhuận mà uy tín của người tiêu dùng về thương hiệu cũng giảm sút.
“Doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều tiền để làm thương hiệu trong khi hàng giả không tốn một đồng quảng cáo nhưng lợi nhuận lại gấp nhiều lần,” ông Loan bức xúc nói.
Vấn nạn hàng giả không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, tổng giao dịch hàng giả, hàng nhái chiếm từ 5%-10%, thậm chí có chuyên gia nói, cứ 10 sản phẩm tiêu thụ trên thị trường thì có 1 sản phẩm là hàng giả.
Ông Võ Văn Quyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương cho rằng, Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy và một trong những nguyên nhân chính khiến hàng giả, hàng nhái khó giảm chính là thu nhập của người tiêu dùng còn thấp, chênh lệch giữa giá hàng hiệu và hàng giả quá lớn.
Đừng bắt người tiêu dùng là nhà thông thái
Từ thực tế trên, theo ý kiến của ông Quyền, trong quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm, các doanh nghiệp cần tiết giảm chi phí để hạ giá thành, qua đó hàng giả, hàng nhái cũng không có cơ hội để tồn tại.
Tuy nhiên, một yếu tố không thể thiếu trong công tác phòng chống hàng nhái, hàng giả là sự hợp tác của các doanh nghiệp và các chủ nhãn hiệu hàng hóa cũng như những người mua hàng.
Theo ông Trần Việt Hưng, Phó đội trưởng Đội kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, nhiều trường hợp, khi cơ quan kiểm tra có thông tin về sản phẩm nào đó bị làm giả, làm nhái, nhưng khi liên hệ với doanh nghiệp sản xuất hàng thật để hợp tác điều tra, xử lý lại không nhận được sự hợp tác.
“Đặc biệt 99% kiến nghị của khách hàng về kiểm soát hàng hóa đều là của các doanh nghiệp nước ngoài chứ các doanh nghiệp trong nước hầu như vắng bóng,” ông Hưng nhấn mạnh.
Đại diện Cục điều tra chống buôn lậu cũng đề cập đến hàng rào pháp lý để phòng vệ trước các hành vi xâm phạm thương hiệu nói chung và nhãn hiệu nói riêng của doanh nghiệp. Trong đó, việc đầu tiên doanh nghiệp phải làm là xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bí mật kinh doanh.
Vấn đề cần lưu ý ở đây là tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh cũng có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu của doanh nghiệp nếu chúng được đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của doanh nghiệp và điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp khi thực thi quyền.
Mặt khác khi đăng ký cho bất cứ nhãn hiệu nào là sản phẩm chiến lược các doanh nghiệp nên đăng ký các nhãn hiệu nhằm tối ưu hóa cho việc chống lại các hành vi xâm phạm với các chiêu bài đặt tên nhãn hiệu gần giống-một hình thức xâm phạm nhãn hiệu.
Không để doanh nghiệp đơn độc
Chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu được coi là một nhiệm vụ lâu dài và liên tục, nhưng để có hiệu quả và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật thì quan điểm của ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội là không thể yêu cầu tính tự giác của doanh nghiệp.
“Tự giác phải đi đôi với kiểm tra,” hơn nữa bản thân ông Phú cũng phản đối câu nói “người tiêu dùng thông thái” mà ở đây các cơ quan quản lý phải chủ động bảo vệ người tiêu dùng.
Đồng quan điểm này, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cũng cho rằng, muốn chống hàng giả thì việc để doanh nghiệp tự làm là không hiệu quả, mà cần có sự nỗ lực của toàn cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó những định chế của luật pháp phải được ban hành sát với thực tế, chi tiết cho từng hành vi vi phạm và được thực thi bởi một lực lượng chống hàng giả đủ mạnh.
Theo Hiệp hội này, đến nay đã có 750.000 tem chống hàng giả được cung cấp dán trên các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, trong đó có các sản phẩm được dán tem như: Rượu Eresson, dây cáp điện Thượng Đình, nước khoáng… Các sản phẩm mới nếu được sử dụng tem chống hàng giả sẽ rất thuận lợi sâm nhập thị trường, người tiêu dùng dễ phân biệt hàng thật, hàng giả./.
Thế nhưng số lượng các vụ hàng giả, hàng nhái bị bắt giữ không ngừng tăng lên cả về quy mô và số lượng vụ việc qua từng năm.
Tại “Lễ kỷ niệm ngày chống hàng giả, hàng nhái 29/11” do Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng 25/11, tại Hà Nội, một lần nữa sự cảnh báo về nạn hàng giả, hàng nhái lại hâm nóng toàn hội nghị.
Giật mình những con số
Theo báo cáo (chưa đầy đủ) của Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, năm 2011, các lực lượng chức năng đã kiểm tra trên 480 nghìn vụ, xử lý trên 180 nghìn vụ vi phạm pháp luật với tổng số thu trên 3.000 tỷ đồng trong đó xử phạt hành chính trên 900 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế trên 1.500 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu 600 tỷ đồng.
Thực tế trên thị trường, số lượng hàng giả, hàng nhái đang được kinh doanh, lưu thông còn lớn hơn nhiều so với số vụ cơ quan quản lý phát hiện và xử lý trong thời gian qua.
Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cho biết, hầu như bất cứ mặt hàng nào có giá trị lớn hoặc giá trị nhỏ đều bị làm hàng giả và lãi càng cao thì hàng giả, hàng nhái càng phổ biến.
Con số giật mình mà tạp chí hàng hóa của Hiệp hội này đưa ra là có đến 60% người tiêu dùng Việt Nam mua phải hàng giả, riêng tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh thì 35% sản phẩm tiêu thụ trên thị trường là hàng giả.
Trong các sản phẩm bị làm giả nhiều nhất thì có trên 50% là mặt hàng mỹ phẩm cho phụ nữ, ngoài ra còn có các mặt hàng như: Phân bón, thuốc trừ sâu và các sản phẩm thuốc phục vụ sức khỏe cho người tiêu dùng...
Là một doanh nghiệp trong cuộc, ông Trần Minh Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Anpha Petrol kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cũng tỏ ra thấm thía về hậu quả mà hàng giả, hàng nhái gây ra không chỉ khiến doanh nghiệp giảm lợi nhuận mà uy tín của người tiêu dùng về thương hiệu cũng giảm sút.
“Doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều tiền để làm thương hiệu trong khi hàng giả không tốn một đồng quảng cáo nhưng lợi nhuận lại gấp nhiều lần,” ông Loan bức xúc nói.
Vấn nạn hàng giả không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, tổng giao dịch hàng giả, hàng nhái chiếm từ 5%-10%, thậm chí có chuyên gia nói, cứ 10 sản phẩm tiêu thụ trên thị trường thì có 1 sản phẩm là hàng giả.
Ông Võ Văn Quyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương cho rằng, Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy và một trong những nguyên nhân chính khiến hàng giả, hàng nhái khó giảm chính là thu nhập của người tiêu dùng còn thấp, chênh lệch giữa giá hàng hiệu và hàng giả quá lớn.
Đừng bắt người tiêu dùng là nhà thông thái
Từ thực tế trên, theo ý kiến của ông Quyền, trong quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm, các doanh nghiệp cần tiết giảm chi phí để hạ giá thành, qua đó hàng giả, hàng nhái cũng không có cơ hội để tồn tại.
Tuy nhiên, một yếu tố không thể thiếu trong công tác phòng chống hàng nhái, hàng giả là sự hợp tác của các doanh nghiệp và các chủ nhãn hiệu hàng hóa cũng như những người mua hàng.
Theo ông Trần Việt Hưng, Phó đội trưởng Đội kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, nhiều trường hợp, khi cơ quan kiểm tra có thông tin về sản phẩm nào đó bị làm giả, làm nhái, nhưng khi liên hệ với doanh nghiệp sản xuất hàng thật để hợp tác điều tra, xử lý lại không nhận được sự hợp tác.
“Đặc biệt 99% kiến nghị của khách hàng về kiểm soát hàng hóa đều là của các doanh nghiệp nước ngoài chứ các doanh nghiệp trong nước hầu như vắng bóng,” ông Hưng nhấn mạnh.
Đại diện Cục điều tra chống buôn lậu cũng đề cập đến hàng rào pháp lý để phòng vệ trước các hành vi xâm phạm thương hiệu nói chung và nhãn hiệu nói riêng của doanh nghiệp. Trong đó, việc đầu tiên doanh nghiệp phải làm là xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bí mật kinh doanh.
Vấn đề cần lưu ý ở đây là tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh cũng có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu của doanh nghiệp nếu chúng được đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của doanh nghiệp và điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp khi thực thi quyền.
Mặt khác khi đăng ký cho bất cứ nhãn hiệu nào là sản phẩm chiến lược các doanh nghiệp nên đăng ký các nhãn hiệu nhằm tối ưu hóa cho việc chống lại các hành vi xâm phạm với các chiêu bài đặt tên nhãn hiệu gần giống-một hình thức xâm phạm nhãn hiệu.
Không để doanh nghiệp đơn độc
Chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu được coi là một nhiệm vụ lâu dài và liên tục, nhưng để có hiệu quả và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật thì quan điểm của ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội là không thể yêu cầu tính tự giác của doanh nghiệp.
“Tự giác phải đi đôi với kiểm tra,” hơn nữa bản thân ông Phú cũng phản đối câu nói “người tiêu dùng thông thái” mà ở đây các cơ quan quản lý phải chủ động bảo vệ người tiêu dùng.
Đồng quan điểm này, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cũng cho rằng, muốn chống hàng giả thì việc để doanh nghiệp tự làm là không hiệu quả, mà cần có sự nỗ lực của toàn cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó những định chế của luật pháp phải được ban hành sát với thực tế, chi tiết cho từng hành vi vi phạm và được thực thi bởi một lực lượng chống hàng giả đủ mạnh.
Theo Hiệp hội này, đến nay đã có 750.000 tem chống hàng giả được cung cấp dán trên các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, trong đó có các sản phẩm được dán tem như: Rượu Eresson, dây cáp điện Thượng Đình, nước khoáng… Các sản phẩm mới nếu được sử dụng tem chống hàng giả sẽ rất thuận lợi sâm nhập thị trường, người tiêu dùng dễ phân biệt hàng thật, hàng giả./.
Đức Duy (Vietnam+)