Ngành hàng không Indonesia gặp khó khăn vào đầu năm 2011 do giá nhiên liệu cao hơn làm giảm lợi nhuận, nhưng triển vọng năm 2012 sẽ khả quan hơn nhờ nền kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng mạnh trên 6% trong những năm qua.
Trong tháng 2/2011, giá nhiên liệu máy bay tăng lên 118,05 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008, khiến các hãng hàng không phải áp dụng phí phụ thu nhiên liệu.
Tuy nhiên, giá nhiên liệu bắt đầu ổn định vào cuối năm, trong khi nền kinh tế của Indonesia tiếp tục tăng trưởng 6,5% trong quý 3/2011.
Trên cơ sở này, Chủ tịch Hiệp hội các hãng hàng không Indonesia (Inaca), đồng thời là Tổng giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Indonesia (Garuda), Emirsyah Satar, nhận định: "2012 sẽ là một năm tốt đẹp hơn cho ngành hàng không. Mặc dù cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu kéo dài, song nhu cầu đi lại đường không trong nước và khu vực sẽ vẫn ở mức cao."
Dự kiến, tổng lượng hành khách đường không năm 2011 của Indonesia sẽ tăng 18%, từ 53 triệu lượt người năm 2010, và sẽ duy trì được đà tăng nay trong năm 2012. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn mức tăng trung bình của toàn cầu.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đã dự báo nhu cầu hành khách toàn cầu năm 2011 ước tăng 5,9% lên 2,833 tỷ lượt người, và sẽ tăng chậm hơn ở mức 4,6% trong năm 2012, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng tiền chung euro.
Theo ông Emirsyah Satar, ngành hàng không Indonesia dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao gấp hai lần so với mức tăng trưởng của nền kinh tế.
Việc Fitch Ratings nâng một bậc mức xấp hạng tín nhiệm đầu tư của Indonesia cũng sẽ giúp các hãng hàng không giá rẻ có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn vay để mở rộng hoạt động.
Garuda thông báo lợi nhuận của hãng trong 11 tháng đầu năm 2011 đã tăng hơn gấp đôi, và hãng đang mở rộng đội bay lên 105 chiếc trong năm 2012, từ 88 chiếc hiện nay, nhằm mở rộng các điểm đến trong nước và quốc tế, cũng như tăng tần suất bay. Trong cùng kỳ, Garuda đã chuyên chở 15, 45 triệu lượt hành khách, tăng 36% so với năm 2010.
Ngành hàng không Indonesia đã đạt đỉnh điểm trong tháng 11/2011, khi hãng Lion Mentari Airlines thông báo kế hoạch đặt mua 230 máy bay Boeing 737 trị giá 21,7 tỷ USD, nâng tổng số máy bay của hãng lên hơn 400 chiếc vào năm 2017.
Tổng Giám đốc Lio Lion Mentari Airlines, Rusdi Kirana cho biết kế hoạch mở rộng nói trên là nhằm chuẩn bị cho sự bùng nổ đi lại đường không của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 10 năm.
Hãng dự kiến thu hút được 27 triệu lượt hành khách năm 2011, tăng so với 20,5 triệu lượt hành khách năm 2010.
Ông Rusdi Kirana nói với sự bắt đầu của chính sách “Bầu trời mở ASEAN” vào năm 2015, Lion Mentari Airlines có khả năng sẽ kiểm soát ít nhất 30% thị trường trong khu vực ASEAN ."
Năm 2012, hãng hãng không Royale Airways Indonesia và Space Jet của Lion Mentari Airlines sẽ bắt đầu hoạt động và trở thành các hãng hàng không dịch vụ đầy đủ, nghĩa là cung cấp chỗ ngồi từ hạng thường đến hạng nhất.
Hãng Sriwijaya Air sẽ nâng cấp đội bay của mình với các chỗ ngồi dành cho hạng thương gia. Còn hãng hàng không Mandala - ngừng bay hồi tháng 1/2011 do nợ nần, đã sẵn sàng trở lại hoạt động sau khi công ty Saratoga Capital và hãng Tiger Airways của Singapore nắm quyền kiểm soát công ty hồi tháng 9/2011.
Indonesia AirAsia dự định cùng với đối tác Thái Lan của hãng phát hành phiếu lần đầu trị giá 200 triệu USD trong năm 2012.
Tuy nhiên, việc quản lý giao thông đường không và cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu có thể cản trở sự phát triển của ngành hàng không Indonesia. Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta đã hoạt động vượt quá công suất trong 5 năm qua.
Khi bắt đầu hoạt động vào năm 1985, sân bay có công suất thiết kế phục vụ 22 triệu lượt hành khách/năm, song năm 2010 đã phải phục vụ 44 triệu lượt hành khách, và con số này dự kiến sẽ tăng lên 54 triệu vào năm 2015 và 66 triệu vào năm 2020.
Công ty quốc doanh Angkasa Pura 2 - quản lý sân bay Soekarno-Hatta - dự định đầu tư 11.700 tỷ rupiah (1,3 tỷ USD) trong năm 2012 để cải tạo và mở rộng sân bay, nhằm đạt công suất 62 triệu lượt hành khách vào năm 2014.
Tổng giám đốc Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA)Tony Tyler, trong chuyến thăm Indonesia hồi tháng 9/2011 đã dự báo rằng Indonesia có thể trở thành thị trường tăng trưởng nhanh thứ 6 về vận tải hành khách quốc tế và sẽ đứng thứ 9 thế giới về thị trường nội địa và trong tốp 10 thế giới về vận chuyển hàng hóa quốc tế vào năm 2014./.
Trong tháng 2/2011, giá nhiên liệu máy bay tăng lên 118,05 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008, khiến các hãng hàng không phải áp dụng phí phụ thu nhiên liệu.
Tuy nhiên, giá nhiên liệu bắt đầu ổn định vào cuối năm, trong khi nền kinh tế của Indonesia tiếp tục tăng trưởng 6,5% trong quý 3/2011.
Trên cơ sở này, Chủ tịch Hiệp hội các hãng hàng không Indonesia (Inaca), đồng thời là Tổng giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Indonesia (Garuda), Emirsyah Satar, nhận định: "2012 sẽ là một năm tốt đẹp hơn cho ngành hàng không. Mặc dù cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu kéo dài, song nhu cầu đi lại đường không trong nước và khu vực sẽ vẫn ở mức cao."
Dự kiến, tổng lượng hành khách đường không năm 2011 của Indonesia sẽ tăng 18%, từ 53 triệu lượt người năm 2010, và sẽ duy trì được đà tăng nay trong năm 2012. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn mức tăng trung bình của toàn cầu.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đã dự báo nhu cầu hành khách toàn cầu năm 2011 ước tăng 5,9% lên 2,833 tỷ lượt người, và sẽ tăng chậm hơn ở mức 4,6% trong năm 2012, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng tiền chung euro.
Theo ông Emirsyah Satar, ngành hàng không Indonesia dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao gấp hai lần so với mức tăng trưởng của nền kinh tế.
Việc Fitch Ratings nâng một bậc mức xấp hạng tín nhiệm đầu tư của Indonesia cũng sẽ giúp các hãng hàng không giá rẻ có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn vay để mở rộng hoạt động.
Garuda thông báo lợi nhuận của hãng trong 11 tháng đầu năm 2011 đã tăng hơn gấp đôi, và hãng đang mở rộng đội bay lên 105 chiếc trong năm 2012, từ 88 chiếc hiện nay, nhằm mở rộng các điểm đến trong nước và quốc tế, cũng như tăng tần suất bay. Trong cùng kỳ, Garuda đã chuyên chở 15, 45 triệu lượt hành khách, tăng 36% so với năm 2010.
Ngành hàng không Indonesia đã đạt đỉnh điểm trong tháng 11/2011, khi hãng Lion Mentari Airlines thông báo kế hoạch đặt mua 230 máy bay Boeing 737 trị giá 21,7 tỷ USD, nâng tổng số máy bay của hãng lên hơn 400 chiếc vào năm 2017.
Tổng Giám đốc Lio Lion Mentari Airlines, Rusdi Kirana cho biết kế hoạch mở rộng nói trên là nhằm chuẩn bị cho sự bùng nổ đi lại đường không của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 10 năm.
Hãng dự kiến thu hút được 27 triệu lượt hành khách năm 2011, tăng so với 20,5 triệu lượt hành khách năm 2010.
Ông Rusdi Kirana nói với sự bắt đầu của chính sách “Bầu trời mở ASEAN” vào năm 2015, Lion Mentari Airlines có khả năng sẽ kiểm soát ít nhất 30% thị trường trong khu vực ASEAN ."
Năm 2012, hãng hãng không Royale Airways Indonesia và Space Jet của Lion Mentari Airlines sẽ bắt đầu hoạt động và trở thành các hãng hàng không dịch vụ đầy đủ, nghĩa là cung cấp chỗ ngồi từ hạng thường đến hạng nhất.
Hãng Sriwijaya Air sẽ nâng cấp đội bay của mình với các chỗ ngồi dành cho hạng thương gia. Còn hãng hàng không Mandala - ngừng bay hồi tháng 1/2011 do nợ nần, đã sẵn sàng trở lại hoạt động sau khi công ty Saratoga Capital và hãng Tiger Airways của Singapore nắm quyền kiểm soát công ty hồi tháng 9/2011.
Indonesia AirAsia dự định cùng với đối tác Thái Lan của hãng phát hành phiếu lần đầu trị giá 200 triệu USD trong năm 2012.
Tuy nhiên, việc quản lý giao thông đường không và cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu có thể cản trở sự phát triển của ngành hàng không Indonesia. Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta đã hoạt động vượt quá công suất trong 5 năm qua.
Khi bắt đầu hoạt động vào năm 1985, sân bay có công suất thiết kế phục vụ 22 triệu lượt hành khách/năm, song năm 2010 đã phải phục vụ 44 triệu lượt hành khách, và con số này dự kiến sẽ tăng lên 54 triệu vào năm 2015 và 66 triệu vào năm 2020.
Công ty quốc doanh Angkasa Pura 2 - quản lý sân bay Soekarno-Hatta - dự định đầu tư 11.700 tỷ rupiah (1,3 tỷ USD) trong năm 2012 để cải tạo và mở rộng sân bay, nhằm đạt công suất 62 triệu lượt hành khách vào năm 2014.
Tổng giám đốc Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA)Tony Tyler, trong chuyến thăm Indonesia hồi tháng 9/2011 đã dự báo rằng Indonesia có thể trở thành thị trường tăng trưởng nhanh thứ 6 về vận tải hành khách quốc tế và sẽ đứng thứ 9 thế giới về thị trường nội địa và trong tốp 10 thế giới về vận chuyển hàng hóa quốc tế vào năm 2014./.
Việt Tú (TTXVN/Vietnam+)