Ngày 12/1, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) cho biết tăng trưởng hàng không mạnh trong năm 2011 đã phần nào phản ánh sự tăng trưởng tích cực của nền kinh tế toàn cầu.
Trong năm 2011, hơn 2,7 tỷ hành khách đã sử dụng giao thông hàng không, tăng 5,1% so với năm 2010 mặc dù nhiều nền kinh tế châu Âu thực hiện chính sách kinh tế khắc khổ để vượt qua khủng hoảng kinh tế.
Các số liệu của FAO cho thấy giao thông hàng không quốc tế năm 2011 tăng 7,4%, trong đó nhu cầu kinh doanh và du lịch tăng mạnh, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi. Nhờ khả năng vận chuyển chi phí thấp để mở rộng thị trường hàng không, các hãng hàng không Trung Đông và châu Âu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giao thông hàng không quốc tế với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 11,9% và 9,5%.
Mức tăng trưởng thấp nhất 4,3% trong giao thông hàng không quốc tế thuộc về các hãng hàng không Bắc Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương, trong đó tăng trưởng tiêu cực của nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tác động mạnh mẽ đến giao thông hàng không của khu vực này. Giao thông hàng không nội địa của các nước trên toàn cầu trong năm 2011 tăng 4,9% so với năm 2010.
Sự tăng trưởng tương đối mạnh trong giao thông hàng không nội địa ở các khu vực Trung Đông, châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ Latinh đã bù lại tốc độ tăng trưởng chậm chạp ở các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi.
Theo FAO, vận tải hàng hóa hàng không trong năm 2011 đã tăng 0,7% với 49 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không. Suy thoái kinh tế nặng nề hơn ở châu Âu, sản lượng xuất khẩu giảm mạnh của Trung Quốc cùng với sự cạnh tranh quyết liệt của vận tải hàng hải đã tác động bất lợi đến vận tải hàng hóa hàng không. Năng lực vận tải hàng không toàn cầu cũng tăng 6,5% trong năm qua.
Hai hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới là Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu đã chuyển giao cho các hãng hàng không thế giới hơn 900 máy bay mới trong năm 2011 và đã nhận được đơn đặt hàng mới với kỷ lục hơn 2.000 máy bay sẽ được chuyển giao trong những năm tới.
Cùng với quá trình hoạt động hiệu quả hơn của các hãng hàng không và hệ thống quản lý giao thông hàng không được cải thiện, những máy bay thân thiện hơn với môi trường sẽ góp phần vào sự phát triển giao thông hàng không bền vững./.
Trong năm 2011, hơn 2,7 tỷ hành khách đã sử dụng giao thông hàng không, tăng 5,1% so với năm 2010 mặc dù nhiều nền kinh tế châu Âu thực hiện chính sách kinh tế khắc khổ để vượt qua khủng hoảng kinh tế.
Các số liệu của FAO cho thấy giao thông hàng không quốc tế năm 2011 tăng 7,4%, trong đó nhu cầu kinh doanh và du lịch tăng mạnh, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi. Nhờ khả năng vận chuyển chi phí thấp để mở rộng thị trường hàng không, các hãng hàng không Trung Đông và châu Âu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giao thông hàng không quốc tế với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 11,9% và 9,5%.
Mức tăng trưởng thấp nhất 4,3% trong giao thông hàng không quốc tế thuộc về các hãng hàng không Bắc Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương, trong đó tăng trưởng tiêu cực của nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tác động mạnh mẽ đến giao thông hàng không của khu vực này. Giao thông hàng không nội địa của các nước trên toàn cầu trong năm 2011 tăng 4,9% so với năm 2010.
Sự tăng trưởng tương đối mạnh trong giao thông hàng không nội địa ở các khu vực Trung Đông, châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ Latinh đã bù lại tốc độ tăng trưởng chậm chạp ở các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi.
Theo FAO, vận tải hàng hóa hàng không trong năm 2011 đã tăng 0,7% với 49 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không. Suy thoái kinh tế nặng nề hơn ở châu Âu, sản lượng xuất khẩu giảm mạnh của Trung Quốc cùng với sự cạnh tranh quyết liệt của vận tải hàng hải đã tác động bất lợi đến vận tải hàng hóa hàng không. Năng lực vận tải hàng không toàn cầu cũng tăng 6,5% trong năm qua.
Hai hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới là Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu đã chuyển giao cho các hãng hàng không thế giới hơn 900 máy bay mới trong năm 2011 và đã nhận được đơn đặt hàng mới với kỷ lục hơn 2.000 máy bay sẽ được chuyển giao trong những năm tới.
Cùng với quá trình hoạt động hiệu quả hơn của các hãng hàng không và hệ thống quản lý giao thông hàng không được cải thiện, những máy bay thân thiện hơn với môi trường sẽ góp phần vào sự phát triển giao thông hàng không bền vững./.
(TTXVN/Vietnam+)