Liên tiếp trong nhiều ngày qua, hàng ngàn lượt người đổ xô về vùng bãi bồi ven biển Bạc Liêu bắt nghêu giống trái phép, không chỉ ở ngoài biển mà còn tràn vào bắt cả nghêu nuôi của các hợp tác xã trên địa bàn, làm thiệt hại kinh tế không nhỏ cho các đơn vị sản xuất này.
Bạc Liêu có chiều dài bờ biển trên 54km, với hàng loạt bãi nghêu giống có trữ lượng rất lớn. Tỉnh đã khoanh vùng, giao cho tám hợp tác xã, tổng diện tích trên 12.000ha để nuôi nghêu, sò.
Tuy nhiên, nhiều năm qua mỗi khi đến mùa nghêu giống, hàng ngàn lượt người dân nghèo ở khắp nơi kéo đến khai thác, bất chấp sự ngăn chặn của chính quyền địa phương.
Trong tám hợp tác xã nuôi nghêu, sò của tỉnh, chỉ có duy nhất hợp tác xã Thắng Lợi (thị xã Bạc Liêu) là giữ được, số còn lại đều bị "nghêu tặc" xâm chiếm, khai thác.
Theo chủ nhiệm hợp tác xã Thắng Lợi, để giữ được diện tích nuôi nghêu, không bị các đối tượng trộm cắp, hợp tác xã đã phân công các xã viên túc trực 24/24 giờ để bảo vệ, ngăn chặn. Đồng thời, phối hợp với lực lượng đoàn thể, dân phòng, bộ đội biên phòng… tuyên truyền, giáo dục, tuần tra để người dân nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng.
Ông Lê Đồng Dương, Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bạc Liêu cho biết, đối với tình trạng khai thác nghêu giống trái phép hiện nay, địa phương đành “bó tay” không thể ngăn chặn triệt để.
Do lực lượng mỏng, trong khi đó đối tượng xâm hại bắt nghêu giống trái phép mỗi ngày lên đến hàng ngàn người. Biện pháp trước mắt là tăng cường lực lượng kiểm tra, tịch thu lượng nghêu giống mà các thương lái thu mua, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế.
Nguồn lợi tài nguyên ven biển bị khai thác bừa bãi không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn làm biến đổi môi trường sinh thái biển, tác động xấu đến điều kiện nuôi trồng thủy sản. Mặc dù các địa phương đã phân chia, giao khu vực quản lý cho từng hợp tác xã nhưng chưa thể quản lý nổi./.
Bạc Liêu có chiều dài bờ biển trên 54km, với hàng loạt bãi nghêu giống có trữ lượng rất lớn. Tỉnh đã khoanh vùng, giao cho tám hợp tác xã, tổng diện tích trên 12.000ha để nuôi nghêu, sò.
Tuy nhiên, nhiều năm qua mỗi khi đến mùa nghêu giống, hàng ngàn lượt người dân nghèo ở khắp nơi kéo đến khai thác, bất chấp sự ngăn chặn của chính quyền địa phương.
Trong tám hợp tác xã nuôi nghêu, sò của tỉnh, chỉ có duy nhất hợp tác xã Thắng Lợi (thị xã Bạc Liêu) là giữ được, số còn lại đều bị "nghêu tặc" xâm chiếm, khai thác.
Theo chủ nhiệm hợp tác xã Thắng Lợi, để giữ được diện tích nuôi nghêu, không bị các đối tượng trộm cắp, hợp tác xã đã phân công các xã viên túc trực 24/24 giờ để bảo vệ, ngăn chặn. Đồng thời, phối hợp với lực lượng đoàn thể, dân phòng, bộ đội biên phòng… tuyên truyền, giáo dục, tuần tra để người dân nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng.
Ông Lê Đồng Dương, Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bạc Liêu cho biết, đối với tình trạng khai thác nghêu giống trái phép hiện nay, địa phương đành “bó tay” không thể ngăn chặn triệt để.
Do lực lượng mỏng, trong khi đó đối tượng xâm hại bắt nghêu giống trái phép mỗi ngày lên đến hàng ngàn người. Biện pháp trước mắt là tăng cường lực lượng kiểm tra, tịch thu lượng nghêu giống mà các thương lái thu mua, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế.
Nguồn lợi tài nguyên ven biển bị khai thác bừa bãi không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn làm biến đổi môi trường sinh thái biển, tác động xấu đến điều kiện nuôi trồng thủy sản. Mặc dù các địa phương đã phân chia, giao khu vực quản lý cho từng hợp tác xã nhưng chưa thể quản lý nổi./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)