Phần lớn các di tích tại đô thị cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã trải qua hàng trăm năm tuổi, vì vậy, cứ mỗi mùa mưa bão, nguy cơ xuống cấp các di tích trong khu phố cố Hội An lại đặt chính quyền và người dân thành phố trong tình trạng thấp thỏm, lo lắng.
Thực tế này đã tồn tại nhiều năm, song những vướng mắc trong công tác trùng tu vẫn chỉ là những giải pháp tạm thời.
Điển hình như ngôi nhà số 26 đường Bạch Đằng, phường Minh An, thành phố Hội An. Hai hộ gia đình với trên chục nhân khẩu hàng ngày luôn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ nguy cơ bị gỗ và gạch ngói rơi.
Di tích 26, 96 đường Bạch Đằng, 43 đường Tiểu La trong tổng số trên 100 di tích trong khu phố cổ Hội An đang nằm chờ đến lượt được trùng tu, tôn tạo.
Mỗi năm đến mùa mưa bão, hàng chục hộ gia đình sống trong các di tích này đều phải tìm cách di dời đến nơi khác để lánh nạn.
Trong tổng số 1.017 di tích trong khu phố cổ Hội An, trên 80% thuộc sở hữu của tư nhân và tập thể. Tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An đã ban hành qui chế cho vay vốn đối với chủ di tích. Tùy theo vị trí của di tích và hoàn cảnh gia đình, chủ di tích sẽ được hỗ trợ vay vốn từ 25% đến 75% dự toán tu bổ di tích.
Nhiều chủ sở hữu sau khi được hỗ trợ vay vốn hoặc có điều kiện đã tiến hành tu bổ, trùng tu di tích. Tuy nhiên trên thực tế, các di tích thuộc nhiều chủ sở hữu, có tranh chấp hoặc chủ sở hữu không có điều kiện kinh tế, việc trùng tu di tích gặp không ít khó khăn. Điều này khiến cho di tích ngày càng xuống cấp trầm trọng...
Một giải pháp khác cũng được đưa ra để nhanh chóng khắc phục tình trạng chậm trùng tu di tích đó là Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ kinh phí trùng tu, sau này nếu chủ di tích chuyển nhượng quyền sở hữu sẽ phải hoàn trả lại khoản kinh phí đầu tư cho nhà nước.
Giải pháp này đang nhận được sự đồng thuận rất cao từ các chủ di tích, nhưng hiện tại vẫn phải chờ đợi quyết định cuối cùng.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp của các di tích trong mùa mưa bão, đối với các di tích trong tình trạng xuống cấp trầm trọng có thể sụp đổ gây tai nạn cho chủ di tích và khách tham quan, thành phố Hội An đã tháo dỡ, tạm thời đình chỉ kinh doanh hoặc đóng cửa di tích.
Trung tâm Quản lý, bảo tồn di sản văn hóa Hội An huy động nhân lực và phương tiện chống đỡ hoặc vận động các chủ sở hữu tự chống đỡ di tích theo cách làm riêng của mình. Giải pháp tạm thời này đã được áp dụng từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Đức Minh, Phó giám đốc Trung tâm quản lý, bảo tồn Di sản văn hóa Hội An cho biết.
Hiện tại, dự án quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tu bổ khu phố cổ Hội An gắn với phát triển đô thị và du lịch giai đoạn 2012-2015 đang được tỉnh Quảng Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Và như vậy hàng trăm di tích trong khu phố cổ Hội An lại đang phải tiếp tục gồng mình chịu đựng với những giải pháp chống đỡ tạm thời./.
Thực tế này đã tồn tại nhiều năm, song những vướng mắc trong công tác trùng tu vẫn chỉ là những giải pháp tạm thời.
Điển hình như ngôi nhà số 26 đường Bạch Đằng, phường Minh An, thành phố Hội An. Hai hộ gia đình với trên chục nhân khẩu hàng ngày luôn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ nguy cơ bị gỗ và gạch ngói rơi.
Di tích 26, 96 đường Bạch Đằng, 43 đường Tiểu La trong tổng số trên 100 di tích trong khu phố cổ Hội An đang nằm chờ đến lượt được trùng tu, tôn tạo.
Mỗi năm đến mùa mưa bão, hàng chục hộ gia đình sống trong các di tích này đều phải tìm cách di dời đến nơi khác để lánh nạn.
Trong tổng số 1.017 di tích trong khu phố cổ Hội An, trên 80% thuộc sở hữu của tư nhân và tập thể. Tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An đã ban hành qui chế cho vay vốn đối với chủ di tích. Tùy theo vị trí của di tích và hoàn cảnh gia đình, chủ di tích sẽ được hỗ trợ vay vốn từ 25% đến 75% dự toán tu bổ di tích.
Nhiều chủ sở hữu sau khi được hỗ trợ vay vốn hoặc có điều kiện đã tiến hành tu bổ, trùng tu di tích. Tuy nhiên trên thực tế, các di tích thuộc nhiều chủ sở hữu, có tranh chấp hoặc chủ sở hữu không có điều kiện kinh tế, việc trùng tu di tích gặp không ít khó khăn. Điều này khiến cho di tích ngày càng xuống cấp trầm trọng...
Một giải pháp khác cũng được đưa ra để nhanh chóng khắc phục tình trạng chậm trùng tu di tích đó là Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ kinh phí trùng tu, sau này nếu chủ di tích chuyển nhượng quyền sở hữu sẽ phải hoàn trả lại khoản kinh phí đầu tư cho nhà nước.
Giải pháp này đang nhận được sự đồng thuận rất cao từ các chủ di tích, nhưng hiện tại vẫn phải chờ đợi quyết định cuối cùng.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp của các di tích trong mùa mưa bão, đối với các di tích trong tình trạng xuống cấp trầm trọng có thể sụp đổ gây tai nạn cho chủ di tích và khách tham quan, thành phố Hội An đã tháo dỡ, tạm thời đình chỉ kinh doanh hoặc đóng cửa di tích.
Trung tâm Quản lý, bảo tồn di sản văn hóa Hội An huy động nhân lực và phương tiện chống đỡ hoặc vận động các chủ sở hữu tự chống đỡ di tích theo cách làm riêng của mình. Giải pháp tạm thời này đã được áp dụng từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Đức Minh, Phó giám đốc Trung tâm quản lý, bảo tồn Di sản văn hóa Hội An cho biết.
Hiện tại, dự án quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tu bổ khu phố cổ Hội An gắn với phát triển đô thị và du lịch giai đoạn 2012-2015 đang được tỉnh Quảng Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Và như vậy hàng trăm di tích trong khu phố cổ Hội An lại đang phải tiếp tục gồng mình chịu đựng với những giải pháp chống đỡ tạm thời./.
Trần Tĩnh (TTXVN/Vietnam+)