Tối 7/2, tức 27 Tháng Chạp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, Lễ hội Đường hoa Nguyễn Huệ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tưng bừng khai mạc.
Dự lễ khai mạc có ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; ông Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hồ Chí Minh... và hàng vạn người dân thành phố, đông đảo bà con Việt kiều về quê ăn Tết, du khách trong nước và nước ngoài.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho biết: Đường hoa Nguyễn Huệ là một công trinh văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Đây là năm thứ 10 đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức hàng năm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc - đã trở thành một sự kiện văn hóa du lịch, một thương hiệu của Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu quảng bá điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình phát triển, hội nhập.
Lễ hội năm nay đánh dấu một chặng đường phát triển, không ngừng hoàn thiện, nâng cao khả năng tổ chức của thành phố về các sự kiện văn hóa, về sự quan tâm chăm lo nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần gìn giữ, vun bồi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tính cách và nét văn hóa đặc trưng của người dân thành phố: Năng động, sáng tạo, nhân ái, nghĩa tình.
Ông Trần Hùng Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, đơn vị được Ủy ban Nhân dân Thành phố giao chủ trì, phối hợp với các ban ngành thành phố thực hiện chương trình này cho biết: Với chủ đề “Trái tim Việt Nam” đường hoa Nguyễn Huệ Tết Quý Tỵ 2013 chuyển tải thông điệp chân lý ngàn đời - sức mạnh ở nhân dân; có được lòng dân là có tất cả, đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng một xã hội hưng thịnh, văn minh, bảo vệ vẹn toàn bờ cõi của Tổ quốc Việt Nam. Đó cũng là ước nguyện của dân tộc Việt Nam được sống yên bình, hòa hiếu, trọng đạo nghĩa, anh dũng kiên cường.
Các phân đoạn của đường hoa được xây dựng theo từng chủ đề, tái hiện bức tranh thiên nhiên, nét đẹp văn hóa, con người Việt Nam ở các vùng miền; sức mạnh đoàn kết của 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng thời tôn vinh những giá trị lao động qua các công cụ truyền thống của mỗi dân tộc được kết bằng hoa.
Khu vực Vườn Mai Bác Hồ được thiết kế hình ảnh 54 cột hoa hình trái tim nối thành vòng tròn thống nhất xung quanh tượng đài Bác Hồ. Khu vực chủ đề Xuân non cao với các hình ảnh gắn với miền rừng núi như Rừng hoa, Cầu vồng hoa, Đàn Tơ rưng hoa, Trông Paranưng hoa, Cồng chiêng hoa, sắc màu cao nguyên, Cây Kết đoàn… Chủ đề Xuân đồng bằng lại trưng bày mô hình thu nhỏ con giáp của giai đoạn 10 năm qua, mỗi con giáp một vẻ: gà tre, chó đá, heo đất, chuột lục bình, trâu gốm, cọp với màu sắc tự nhiên, mèo thạch cao, rồng mây…
Đặc biệt khu vực có chủ đề Xuân biển đảo thể hiện sự khẳng định chủ quyền và thông điệp mong muốn hòa bình ở Biển Đông và trên thế giới của nhân dân Việt Nam. Khu vực này nổi bật với hình ảnh chiếc thuyền gỗ mộc cưỡi trên đầu ngọn sóng đang kéo tấm lưới bội thu hoa rực rỡ đủ màu, với ý nghĩa thu hoạch thành quả lao động, đón mừng một năm mới ra khơi thu được nhiều kết quả. Rừng cờ hội ngũ sắc phấp phới, mang những câu chúc và lời đón chào mùa Xuân mới tung bay, cùng là sự khẳng định độc lập, chủ quyền, tự chủ đối với vùng biển đảo của Việt Nam vốn có từ xa xưa và nay đã trở thành chân lý và niềm tự hào của mỗi người dân con cháu Lạc Hồng.
Hình tượng cô gái Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài truyền thống giữa không gian mênh mông cùng đất trời biển đảo đang tung những cánh chim bồ câu trắng bay, thể hiện tấm lòng của người dân Việt Nam yêu hòa bình song cũng sẵn sàng đứng lên chiến đấu đến cùng để bảo vệ cho nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ…/.
Dự lễ khai mạc có ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; ông Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hồ Chí Minh... và hàng vạn người dân thành phố, đông đảo bà con Việt kiều về quê ăn Tết, du khách trong nước và nước ngoài.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho biết: Đường hoa Nguyễn Huệ là một công trinh văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Đây là năm thứ 10 đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức hàng năm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc - đã trở thành một sự kiện văn hóa du lịch, một thương hiệu của Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu quảng bá điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình phát triển, hội nhập.
Lễ hội năm nay đánh dấu một chặng đường phát triển, không ngừng hoàn thiện, nâng cao khả năng tổ chức của thành phố về các sự kiện văn hóa, về sự quan tâm chăm lo nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần gìn giữ, vun bồi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tính cách và nét văn hóa đặc trưng của người dân thành phố: Năng động, sáng tạo, nhân ái, nghĩa tình.
Ông Trần Hùng Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, đơn vị được Ủy ban Nhân dân Thành phố giao chủ trì, phối hợp với các ban ngành thành phố thực hiện chương trình này cho biết: Với chủ đề “Trái tim Việt Nam” đường hoa Nguyễn Huệ Tết Quý Tỵ 2013 chuyển tải thông điệp chân lý ngàn đời - sức mạnh ở nhân dân; có được lòng dân là có tất cả, đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng một xã hội hưng thịnh, văn minh, bảo vệ vẹn toàn bờ cõi của Tổ quốc Việt Nam. Đó cũng là ước nguyện của dân tộc Việt Nam được sống yên bình, hòa hiếu, trọng đạo nghĩa, anh dũng kiên cường.
Các phân đoạn của đường hoa được xây dựng theo từng chủ đề, tái hiện bức tranh thiên nhiên, nét đẹp văn hóa, con người Việt Nam ở các vùng miền; sức mạnh đoàn kết của 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng thời tôn vinh những giá trị lao động qua các công cụ truyền thống của mỗi dân tộc được kết bằng hoa.
Khu vực Vườn Mai Bác Hồ được thiết kế hình ảnh 54 cột hoa hình trái tim nối thành vòng tròn thống nhất xung quanh tượng đài Bác Hồ. Khu vực chủ đề Xuân non cao với các hình ảnh gắn với miền rừng núi như Rừng hoa, Cầu vồng hoa, Đàn Tơ rưng hoa, Trông Paranưng hoa, Cồng chiêng hoa, sắc màu cao nguyên, Cây Kết đoàn… Chủ đề Xuân đồng bằng lại trưng bày mô hình thu nhỏ con giáp của giai đoạn 10 năm qua, mỗi con giáp một vẻ: gà tre, chó đá, heo đất, chuột lục bình, trâu gốm, cọp với màu sắc tự nhiên, mèo thạch cao, rồng mây…
Đặc biệt khu vực có chủ đề Xuân biển đảo thể hiện sự khẳng định chủ quyền và thông điệp mong muốn hòa bình ở Biển Đông và trên thế giới của nhân dân Việt Nam. Khu vực này nổi bật với hình ảnh chiếc thuyền gỗ mộc cưỡi trên đầu ngọn sóng đang kéo tấm lưới bội thu hoa rực rỡ đủ màu, với ý nghĩa thu hoạch thành quả lao động, đón mừng một năm mới ra khơi thu được nhiều kết quả. Rừng cờ hội ngũ sắc phấp phới, mang những câu chúc và lời đón chào mùa Xuân mới tung bay, cùng là sự khẳng định độc lập, chủ quyền, tự chủ đối với vùng biển đảo của Việt Nam vốn có từ xa xưa và nay đã trở thành chân lý và niềm tự hào của mỗi người dân con cháu Lạc Hồng.
Hình tượng cô gái Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài truyền thống giữa không gian mênh mông cùng đất trời biển đảo đang tung những cánh chim bồ câu trắng bay, thể hiện tấm lòng của người dân Việt Nam yêu hòa bình song cũng sẵn sàng đứng lên chiến đấu đến cùng để bảo vệ cho nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ…/.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)