Một người Tây Ban Nha tên là Guim Valls Teruel đang tiến hành cuộc hành trình vòng quanh thế giới (qua cả Việt Nam) bằng xe đạp điện, dự kiến sẽ kết thúc tại London vào năm 2012.
Guim khởi đầu chuyến di vạn dặm của mình từ sân vận động Tổ chim ở Bắc Kinh ngày 5/6/2009 với chiếc xe đạp điện có hệ thống nạp từ năng lượng mặt trời. Những điều mắt thấy, tai nghe trên suốt lộ trình được anh ghi lai rất đầy đủ.
Từ Bắc Kinh, ngược lên hướng Đông Bắc, Guim đã di chuyển bằng tàu thủy để đến được Hàn Quốc, nơi hiện có 100.000 xe đạp điện đang hoạt động.
Tại đây, anh đã rất ngạc nhiên khi thấy rất nhiều xe tải và xe du lịch chen nhau trên các con đường. Nhiều người, nhất là trẻ con, ngoái đầu nhìn theo chiếc xe đạp điện kỳ dị của anh.
Rời Hàn Quốc, Guim đến Nhật Bản. Tại đây, anh được đón tiếp rất nồng hậu. Nhiều người Nhật tỏ ra ngạc nhiên khi Guim sử dụng xe đạp điện để đi lại, bởi tại đất nước Mặt trời mọc, loại phương tiện này chỉ dành cho người già.
Giống như ở Hàn Quốc, đường phố Nhật Bản chật ních xe cộ, làm cho Guim rất khó khăn khi di chuyển.
Điểm dừng chân tiếp theo của Guim là Thượng Hải. Anh đã cùng chiếc xe đạp điện hiệu Denisa lang thang ở thành phố này tới 1 tuần. Đây cũng chính là nơi sản xuất ra những chiếc xe đạp điện hiệu Denisa.
Người dân Trung Quốc rất ưa dùng xe đạp điện nhưng nhiều người thực sự ngạc nhiên khi biết phương tiện giao thông của Guim được sản xuất tại Trung Quốc.
Guim dự định đi Hàng Châu và Đài Loan. Nhưng phút chót, kế hoạch bị thay đổi bởi bão nhiệt đới Morakut đang đổ bộ vào khu vực này. Gã lãng tử quyết định thay đổi điểm đến Hongkong, rồi đến Quảng Châu.
Tại Quảng Châu, xe đạp điện không được khuyến khích sử dụng bởi các đường phố hầu như chỉ dành cho xe hơi. Guim đã cố gắng đưa chiếc xe đạp điện của mình vào trung tâm thành phố, nhưng bị Cảnh sát giao thông ở nhiều ngả đường ngăn cản.
Rời Trung Quốc, Guim đến Việt Nam. Tại đây, anh cũng đã từng đi xe xuyên qua vùng bão. Nhiều người Việt Nam cũng sử dụng xe đạp điện giống anh, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những chiếc môtô và xe hơi.
Campuchia là nơi mà theo Guim, xe hơi chỉ có ở vài thành phố lớn. Những con đường ở đây thường rất yên tĩnh. Nhiều người đi xe đạp thường chủ động bắt chuyện với anh.
Tại Siem Reap, nơi có khu đèn Angkor nổi tiếng, có nhiều cơ sở cho khách du lịch thuê xe máy điện và xe đạp để bảo vệ môi trường.
Đến Bangkok, Guim không thể đi xe đạp ra đường vì nạn tắc đường và khói bụi ô nhiễm mù mịt. Rời Thái Lan, anh đến Malaysia, sau khi đã đi được chặng đường dài 6.000km từ Bắc Kinh. Tháng 2/2010, Guim đến New Zaeland.
Guim tin rằng chuyến hành trình vòng quanh thế giới cổ động bảo vệ môi trường của anh sẽ thành công mỹ mãn và mang lại thông điệp tốt đẹp cho nhiều người./.
Guim khởi đầu chuyến di vạn dặm của mình từ sân vận động Tổ chim ở Bắc Kinh ngày 5/6/2009 với chiếc xe đạp điện có hệ thống nạp từ năng lượng mặt trời. Những điều mắt thấy, tai nghe trên suốt lộ trình được anh ghi lai rất đầy đủ.
Từ Bắc Kinh, ngược lên hướng Đông Bắc, Guim đã di chuyển bằng tàu thủy để đến được Hàn Quốc, nơi hiện có 100.000 xe đạp điện đang hoạt động.
Tại đây, anh đã rất ngạc nhiên khi thấy rất nhiều xe tải và xe du lịch chen nhau trên các con đường. Nhiều người, nhất là trẻ con, ngoái đầu nhìn theo chiếc xe đạp điện kỳ dị của anh.
Rời Hàn Quốc, Guim đến Nhật Bản. Tại đây, anh được đón tiếp rất nồng hậu. Nhiều người Nhật tỏ ra ngạc nhiên khi Guim sử dụng xe đạp điện để đi lại, bởi tại đất nước Mặt trời mọc, loại phương tiện này chỉ dành cho người già.
Giống như ở Hàn Quốc, đường phố Nhật Bản chật ních xe cộ, làm cho Guim rất khó khăn khi di chuyển.
Điểm dừng chân tiếp theo của Guim là Thượng Hải. Anh đã cùng chiếc xe đạp điện hiệu Denisa lang thang ở thành phố này tới 1 tuần. Đây cũng chính là nơi sản xuất ra những chiếc xe đạp điện hiệu Denisa.
Người dân Trung Quốc rất ưa dùng xe đạp điện nhưng nhiều người thực sự ngạc nhiên khi biết phương tiện giao thông của Guim được sản xuất tại Trung Quốc.
Guim dự định đi Hàng Châu và Đài Loan. Nhưng phút chót, kế hoạch bị thay đổi bởi bão nhiệt đới Morakut đang đổ bộ vào khu vực này. Gã lãng tử quyết định thay đổi điểm đến Hongkong, rồi đến Quảng Châu.
Tại Quảng Châu, xe đạp điện không được khuyến khích sử dụng bởi các đường phố hầu như chỉ dành cho xe hơi. Guim đã cố gắng đưa chiếc xe đạp điện của mình vào trung tâm thành phố, nhưng bị Cảnh sát giao thông ở nhiều ngả đường ngăn cản.
Rời Trung Quốc, Guim đến Việt Nam. Tại đây, anh cũng đã từng đi xe xuyên qua vùng bão. Nhiều người Việt Nam cũng sử dụng xe đạp điện giống anh, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những chiếc môtô và xe hơi.
Campuchia là nơi mà theo Guim, xe hơi chỉ có ở vài thành phố lớn. Những con đường ở đây thường rất yên tĩnh. Nhiều người đi xe đạp thường chủ động bắt chuyện với anh.
Tại Siem Reap, nơi có khu đèn Angkor nổi tiếng, có nhiều cơ sở cho khách du lịch thuê xe máy điện và xe đạp để bảo vệ môi trường.
Đến Bangkok, Guim không thể đi xe đạp ra đường vì nạn tắc đường và khói bụi ô nhiễm mù mịt. Rời Thái Lan, anh đến Malaysia, sau khi đã đi được chặng đường dài 6.000km từ Bắc Kinh. Tháng 2/2010, Guim đến New Zaeland.
Guim tin rằng chuyến hành trình vòng quanh thế giới cổ động bảo vệ môi trường của anh sẽ thành công mỹ mãn và mang lại thông điệp tốt đẹp cho nhiều người./.
Tùng Lâm (Vietnam+)