Ngày 18/2, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương hầu hết đều tăng điểm, với chỉ số MSCI của thị trường châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng hơn 1%. Đây là tuần chứng khoán châu Á đạt kết quả tốt nhất trong 2 tháng khi tăng gần 3%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo lập kỷ lục mới, khi tăng 6,16 điểm (0,06%) lên 10.842,80 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 30/4/2010, nhờ các nhà đầu tư tăng cường hoạt động mua vào.
Masayoshi Yano, nhà phân tích thuộc công ty Meiwa Securities nhận định mặc dù vẫn tồn tại những mối lo ngại xung quanh tình hình căng thẳng tại Trung Đông, song các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục xu hướng mua vào cổ phiếu tại thị trường Nhật Bản.
Hideyuki Ishiguro, chiến lược gia thuộc công ty Okasan Securities dự đoán chỉ số Nikkei sẽ tăng lên mức 11.000 điểm vào tuần tới, và cổ phiếu của các ngân hàng có triển vọng tăng mạnh.
Bộ trưởng kinh tế và chính sách tài khóa của Nhật Bản, Kaoru Yosano bày tỏ hy vọng tình hình chính trị tại Trung Đông sẽ sớm ổn định, trong bối cảnh khu vực này là nơi cung cấp lượng lớn dầu thô trên thế giới. Trong khi đó, "vàng đen" được coi là nhiên liệu giữ vai trò sống còn đối với nền kinh tế của "xứ sở hoa Anh đào."
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 27,17 điểm (0,9%) xuống 2.899,79 điểm, do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo tờ China Securities Journal, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, nhằm làm "nguội" bớt nền kinh tế. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong tăng 293,4 điểm (1,26%) lên 23.595,24 điểm, nhờ báo cáo kết quả kinh doanh tích cực của ngân hàng HSBC.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall lập kỷ lục mới trong 2 năm, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 29,97 điểm (0,24%) lên 12.318,14 điểm và chỉ số S&P 500 tăng 4,11 điểm (0,31%) lên 1.340,43 điểm, trước thông tin chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Philadelphia cho biết sản lượng công nghiệp của khu vực này đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm.
Các nhà phân tích của công ty Barclays Capital Research cho rằng thông tin này gửi đến một dấu hiệu cho thấy lĩnh vực chế tạo của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục phục hồi trong tháng 2/2011./.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo lập kỷ lục mới, khi tăng 6,16 điểm (0,06%) lên 10.842,80 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 30/4/2010, nhờ các nhà đầu tư tăng cường hoạt động mua vào.
Masayoshi Yano, nhà phân tích thuộc công ty Meiwa Securities nhận định mặc dù vẫn tồn tại những mối lo ngại xung quanh tình hình căng thẳng tại Trung Đông, song các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục xu hướng mua vào cổ phiếu tại thị trường Nhật Bản.
Hideyuki Ishiguro, chiến lược gia thuộc công ty Okasan Securities dự đoán chỉ số Nikkei sẽ tăng lên mức 11.000 điểm vào tuần tới, và cổ phiếu của các ngân hàng có triển vọng tăng mạnh.
Bộ trưởng kinh tế và chính sách tài khóa của Nhật Bản, Kaoru Yosano bày tỏ hy vọng tình hình chính trị tại Trung Đông sẽ sớm ổn định, trong bối cảnh khu vực này là nơi cung cấp lượng lớn dầu thô trên thế giới. Trong khi đó, "vàng đen" được coi là nhiên liệu giữ vai trò sống còn đối với nền kinh tế của "xứ sở hoa Anh đào."
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 27,17 điểm (0,9%) xuống 2.899,79 điểm, do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo tờ China Securities Journal, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, nhằm làm "nguội" bớt nền kinh tế. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong tăng 293,4 điểm (1,26%) lên 23.595,24 điểm, nhờ báo cáo kết quả kinh doanh tích cực của ngân hàng HSBC.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall lập kỷ lục mới trong 2 năm, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 29,97 điểm (0,24%) lên 12.318,14 điểm và chỉ số S&P 500 tăng 4,11 điểm (0,31%) lên 1.340,43 điểm, trước thông tin chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Philadelphia cho biết sản lượng công nghiệp của khu vực này đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm.
Các nhà phân tích của công ty Barclays Capital Research cho rằng thông tin này gửi đến một dấu hiệu cho thấy lĩnh vực chế tạo của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục phục hồi trong tháng 2/2011./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)