Một loạt vấn đề của các hệ thống ngân hàng thương mại như nợ xấu gia tăng, tính thanh khoản có vấn đề, dịch vụ kém, chạy đua lãi suất… diễn ra trong thời gian qua đã lộ ra những điểm thiếu sót của hệ thống ngân hàng Việt Nam và càng thể hiện rõ nét hơn khi kinh tế khó khăn kéo dài.
Nhiều chuyên gia ví von: hệ thống ngân hàng Việt Nam giống như một cỗ máy hoạt động quá công suất trong một thời gian dài và đến lúc cần bắt tay vào cuộc "đại tu" để có thể trở lại con đường phát triển an toàn và bền vững hơn. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ bắt buộc khi thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Bộc lộ nhiều hạn chế
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, mặc dù hoạt động mới chỉ gần 2 thập kỷ, nhưng đã có những biến đổi cơ bản về lượng (số lượng tổ chức tín dụng gia tăng, mạng lưới phát triển rộng) và về chất (đa dạng về hình thức sở hữu, phong phú về loại hình dịch vụ).
Tính đến nay, toàn hệ thống đã có 52 ngân hàng thương mại, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 31 tổ chức tín dụng phi ngân hàng phi ngân hàng, một Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 1.083 quỹ tín dụng cơ sở và một tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Với một nền kinh tế mới đạt quy mô GDP vào khoảng 100 tỷ USD/năm như ở Việt Nam, nhiều chuyên gia e ngại số lượng các ngân hàng và tổ chức tín dụng như hiện này là tương đối nhiều.
Chuyên gia kinh tế Quách Mạnh Hào nhìn nhận, trong một thời gian quá dài, Việt Nam đã phát triển ngành ngân hàng theo nghĩa mở rộng về chiều ngang mà không có sự tập trung cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chưa quan tâm tốt đến vấn đề quản trị rủi ro. Chưa kể đến về thanh khoản, nhiều ngân hàng bị gọi là "ăn đong từng bữa" khi tăng trưởng tín dụng quá nhanh mà khả năng huy động vốn không kịp. Tăng trưởng tín dụng trung bình 3 năm gần đây của toàn hệ thống lên tới 30%/năm.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, với vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính, các tổ chức tín dụng đã và đang gánh nhiệm vụ quan trọng trong việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng hiện phải đối mặt với không ít khó khăn. Nền kinh tế thế giới chưa phục hồi sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, lại thêm ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ công của các nước châu Âu, nguy cơ tái suy thoái kinh tế thế giới còn tiềm ẩn.
Thị trường vốn trong nước có nhiều diễn biến không ổn định. Trong khi đó, nội tại hệ thống tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập, phải củng cố, kiện toàn thường xuyên; năng lực tài chính, chất lượng quản trị, điều hành còn hạn chế; sản phẩm, dịch vụ nghèo nàn, lợi nhuận chủ yếu mới chỉ từ hoạt động tín dụng. Với một số lượng các tổ chức tín dụng không nhỏ, cùng với mạng lưới hoạt động chủ yếu tập trung tại khu vực thành thị đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, gây áp lực đến lợi nhuận, qua đó tạo sức ép buộc các tổ chức tín dụng chấp nhận mức rủi ro cao, đe dọa đến an toàn hệ thống.
Theo ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thời gian qua, nền kinh tế phát triển khá "nóng," chủ yếu bằng đầu tư, trong đó có nguồn đầu tư bằng tín dụng nên tỷ lệ tín dụng trên nguồn vốn huy động hiện tại là tương đối cao. Điều này làm cho sức ép thanh khoản của hệ thống ngân hàng là tương đối lớn.
Theo thống kê đến hết tháng Tám năm nay, tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống là 3,21% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, các con số này được xem là còn thấp so với thực tế. Rõ ràng hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tồn tại nhiều điểm yếu sau một thời gian phát triển nhanh mà có thể thấy qua iên tiếp các vụ vỡ nợ, lừa đảo ngân hàng trên quy mô lớn được phanh phui gần đây và các lỗ hổng về quản lý đang ngày càng lộ rõ hơn khi kinh tế khó khăn kéo dài. Do đó, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là câu chuyện không mới được nhắc lại với sự đồng thuận: tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Việt Nam là việc cần phải làm ngay.
Dọn nợ xấu và lên kế hoạch cho hậu tái cơ cấu
Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là nhiệm vụ quan trọng nhất. Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu không kiên quyết tái cấu trúc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế.
Hiện nay, dù nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng theo thống kê chính thức từ một đơn vị nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, con số này cũng đã lên tới khoảng 75.000 tỷ đồng, trong đó nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tới 47%. Rõ ràng, số nợ này sẽ trở thành gánh nặng lớn khi thực hiện tái cơ cấu bởi Nhà nước phải xóa nợ, xử lý dứt điểm để các ngân hàng tiến hành tổ chức lại hoạt động.
Không chỉ giải quyết nợ xấu, vấn đề hậu tái cơ cấu cần phải hoạch định và lên kế hoạch rõ ràng thông qua thiết lập lại hệ thống giám sát để đảm bảo không lặp lại tình trạng các ngân hàng lại rơi vào tình trạng kém chất lượng.
Mục tiêu nhất quán trong điều hành của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 là ổn định vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, do đó chính sách tiền tệ tiếp tục được thắt chặt. Còn mục tiêu hàng đầu được nhấn mạnh đối với chính sách tiền tệ giai đoạn này là ổn định giá trị sức mua của đồng tiền, điều hành tăng trưởng tín dụng không quá 3 lần tốc độ tăng GDP hàng năm, kiểm soát tăng tổng phương tiện thanh toán tương thích với tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng giữ ở mức thấp để kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, các tổ chức tín dụng cần hoạch định chiến lược phát triển phù hợp, xây dựng và tiến hành các biện pháp tái cấu trúc để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững. Một trong những giải pháp hữu hiệu có thể lựa chọn là sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng.
Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, sáp nhập, hợp nhất, mua lại không còn là các khái niệm mới đối với cơ quan quản lý cũng như các tổ chức tín dụng Việt Nam. Nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước, sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng giúp hình thành nên những định chế tài chính lớn hơn, mạnh hơn, có khả năng trụ vững trong một môi trường cạnh tranh ngày một trở nên khốc liệt, qua đó lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng.
Giữa những năm 1990, tại Việt Nam cũng đã chứng kiến các cuộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng thành công. Hiện tại, Việt Nam đã có khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động này (Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước). Do đó, Ngân hàng Nhà nước chủ trương khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu để mua lại, sáp nhập, hợp nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể có cơ chế hỗ trợ thích hợp nhằm đảm bảo việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng thành công, góp phần từng bước kiện toàn hệ thống các định chế tài chính Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định, phát triển bền vững./.
Nhiều chuyên gia ví von: hệ thống ngân hàng Việt Nam giống như một cỗ máy hoạt động quá công suất trong một thời gian dài và đến lúc cần bắt tay vào cuộc "đại tu" để có thể trở lại con đường phát triển an toàn và bền vững hơn. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ bắt buộc khi thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Bộc lộ nhiều hạn chế
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, mặc dù hoạt động mới chỉ gần 2 thập kỷ, nhưng đã có những biến đổi cơ bản về lượng (số lượng tổ chức tín dụng gia tăng, mạng lưới phát triển rộng) và về chất (đa dạng về hình thức sở hữu, phong phú về loại hình dịch vụ).
Tính đến nay, toàn hệ thống đã có 52 ngân hàng thương mại, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 31 tổ chức tín dụng phi ngân hàng phi ngân hàng, một Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 1.083 quỹ tín dụng cơ sở và một tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Với một nền kinh tế mới đạt quy mô GDP vào khoảng 100 tỷ USD/năm như ở Việt Nam, nhiều chuyên gia e ngại số lượng các ngân hàng và tổ chức tín dụng như hiện này là tương đối nhiều.
Chuyên gia kinh tế Quách Mạnh Hào nhìn nhận, trong một thời gian quá dài, Việt Nam đã phát triển ngành ngân hàng theo nghĩa mở rộng về chiều ngang mà không có sự tập trung cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chưa quan tâm tốt đến vấn đề quản trị rủi ro. Chưa kể đến về thanh khoản, nhiều ngân hàng bị gọi là "ăn đong từng bữa" khi tăng trưởng tín dụng quá nhanh mà khả năng huy động vốn không kịp. Tăng trưởng tín dụng trung bình 3 năm gần đây của toàn hệ thống lên tới 30%/năm.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, với vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính, các tổ chức tín dụng đã và đang gánh nhiệm vụ quan trọng trong việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng hiện phải đối mặt với không ít khó khăn. Nền kinh tế thế giới chưa phục hồi sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, lại thêm ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ công của các nước châu Âu, nguy cơ tái suy thoái kinh tế thế giới còn tiềm ẩn.
Thị trường vốn trong nước có nhiều diễn biến không ổn định. Trong khi đó, nội tại hệ thống tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập, phải củng cố, kiện toàn thường xuyên; năng lực tài chính, chất lượng quản trị, điều hành còn hạn chế; sản phẩm, dịch vụ nghèo nàn, lợi nhuận chủ yếu mới chỉ từ hoạt động tín dụng. Với một số lượng các tổ chức tín dụng không nhỏ, cùng với mạng lưới hoạt động chủ yếu tập trung tại khu vực thành thị đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, gây áp lực đến lợi nhuận, qua đó tạo sức ép buộc các tổ chức tín dụng chấp nhận mức rủi ro cao, đe dọa đến an toàn hệ thống.
Theo ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thời gian qua, nền kinh tế phát triển khá "nóng," chủ yếu bằng đầu tư, trong đó có nguồn đầu tư bằng tín dụng nên tỷ lệ tín dụng trên nguồn vốn huy động hiện tại là tương đối cao. Điều này làm cho sức ép thanh khoản của hệ thống ngân hàng là tương đối lớn.
Theo thống kê đến hết tháng Tám năm nay, tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống là 3,21% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, các con số này được xem là còn thấp so với thực tế. Rõ ràng hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tồn tại nhiều điểm yếu sau một thời gian phát triển nhanh mà có thể thấy qua iên tiếp các vụ vỡ nợ, lừa đảo ngân hàng trên quy mô lớn được phanh phui gần đây và các lỗ hổng về quản lý đang ngày càng lộ rõ hơn khi kinh tế khó khăn kéo dài. Do đó, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là câu chuyện không mới được nhắc lại với sự đồng thuận: tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Việt Nam là việc cần phải làm ngay.
Dọn nợ xấu và lên kế hoạch cho hậu tái cơ cấu
Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là nhiệm vụ quan trọng nhất. Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu không kiên quyết tái cấu trúc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế.
Hiện nay, dù nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng theo thống kê chính thức từ một đơn vị nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, con số này cũng đã lên tới khoảng 75.000 tỷ đồng, trong đó nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tới 47%. Rõ ràng, số nợ này sẽ trở thành gánh nặng lớn khi thực hiện tái cơ cấu bởi Nhà nước phải xóa nợ, xử lý dứt điểm để các ngân hàng tiến hành tổ chức lại hoạt động.
Không chỉ giải quyết nợ xấu, vấn đề hậu tái cơ cấu cần phải hoạch định và lên kế hoạch rõ ràng thông qua thiết lập lại hệ thống giám sát để đảm bảo không lặp lại tình trạng các ngân hàng lại rơi vào tình trạng kém chất lượng.
Mục tiêu nhất quán trong điều hành của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 là ổn định vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, do đó chính sách tiền tệ tiếp tục được thắt chặt. Còn mục tiêu hàng đầu được nhấn mạnh đối với chính sách tiền tệ giai đoạn này là ổn định giá trị sức mua của đồng tiền, điều hành tăng trưởng tín dụng không quá 3 lần tốc độ tăng GDP hàng năm, kiểm soát tăng tổng phương tiện thanh toán tương thích với tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng giữ ở mức thấp để kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, các tổ chức tín dụng cần hoạch định chiến lược phát triển phù hợp, xây dựng và tiến hành các biện pháp tái cấu trúc để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững. Một trong những giải pháp hữu hiệu có thể lựa chọn là sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng.
Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, sáp nhập, hợp nhất, mua lại không còn là các khái niệm mới đối với cơ quan quản lý cũng như các tổ chức tín dụng Việt Nam. Nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước, sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng giúp hình thành nên những định chế tài chính lớn hơn, mạnh hơn, có khả năng trụ vững trong một môi trường cạnh tranh ngày một trở nên khốc liệt, qua đó lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng.
Giữa những năm 1990, tại Việt Nam cũng đã chứng kiến các cuộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng thành công. Hiện tại, Việt Nam đã có khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động này (Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước). Do đó, Ngân hàng Nhà nước chủ trương khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu để mua lại, sáp nhập, hợp nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể có cơ chế hỗ trợ thích hợp nhằm đảm bảo việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng thành công, góp phần từng bước kiện toàn hệ thống các định chế tài chính Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định, phát triển bền vững./.
Đức Duy (TTXVN/Vietnam+)