Một lần nữa, đề xuất tăng giá bán than cho điện lại được phía Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đưa ra tại buổi họp giao ban trực tuyến công tác tháng Mười và triển khai nhiệm vụ tháng Mười một do Bộ Công thương tổ chức sáng 7/11.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương, việc điều chỉnh giá bán than và điện cần phù hợp với khả năng chịu đựng của nền kinh tế và Bộ sẽ trình để Thủ tướng Chính phủ lựa chọn thời điểm.
Trước đó, theo đề xuất của lãnh đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, giá bán than cho sản xuất điện cần được điều chỉnh ngay từ năm 2012 nhằm giảm gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp này.
Báo cáo của Phó Tồng Giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Nguyễn Quang Biên nêu rõ, sản lượng khai thác than tháng Mười ước đạt 3,96 triệu tấn, tăng 17,3% so với tháng Chín, tính chung mười tháng ước đạt 39,60 triệu tấn, tăng 3,05% so với cùng kỳ.
Trong đó, sản lượng than cung cấp cho các hộ lớn trong nước mười tháng tăng 15% so với cùng kỳ, còn lượng than xuất khẩu giảm 7,8% so với cùng kỳ. Tính chung mười tháng đầu năm sản lượng than tiêu thụ ước đạt 36,5 triệu tấn, đạt 79% kế hoạch năm và tăng 11% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Quang Biên thì hiện nay, giá than cho điện mới chỉ bằng 50% giá thành sản xuất và mức tăng giá chỉ đạt 30% mỗi năm như hiện nay thì phải mất ba năm nữa mới bằng giá thành của năm 2011.
Để đáp ứng mục tiêu trước mắt Tập đoàn vẫn còn có một lượng than xuất khẩu để bù vào, nhưng từ 2012 trở đi, việc xuất khẩu than sẽ giảm rất mạnh, chỉ còn 13 triệu tấn vào 2012 và sẽ rút xuống còn 5 triệu tấn vào giai đoạn 2014-2015, nên áp lực lên việc cân đối tài chính là rất khó khăn.
Hơn nữa hiện nay, thuế và phí tăng rất cao, năm 2012 trở đi sẽ tính thuế môi trường là 20 nghìn đồng/tấn, thuế suất khẩu cũng tăng lên 20%, gấp đôi so với năm ngoái. Thuế tài nguyên cũng tăng lên 7% với than lộ thiên.
“Nguy cơ lâu dài nếu không điều chỉnh từng bước sẽ tạo ra áp lực rất lớn cho việc tăng giá sau này vì thời gian tới việc dùng than cho điện là chủ yếu, đến 2015 sẽ đạt 35 triệu tấn trên tổng số sản lượng 55 triệu tấn,” ông Biên nói.
Chia sẻ những khó khăn này, đại diện Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương cho rằng, trong điều kiện khai thác ngày càng thấp đi, chi phí thì tăng lên cộng với nhu cầu vốn lớn thì việc điều chỉnh giá cũng là một trong những biện pháp để ngành có thể tái đầu tư.
Nhưng phía Vụ Công nghiệp nặng cũng chỉ rõ, câu chuyện giá than và giá điện phải phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của nền kinh tế, đặc biệt trong quy hoạch phát triển ngành than, Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương đã tìm biện pháp trước mắt là giảm xuất khẩu trái phép đồng thời tiến tới điều chỉnh giá bán than theo một lộ trình thích hợp.
“Vụ sẽ có tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công thương để trình Chính Phủ lựa chọn thời điểm điều chỉnh, còn giải pháp trong lúc chưa tăng giá thì TKV cần tăng công tác quản trị chi phí theo yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,” ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cũng ủng hộ đề xuất này và yêu cầu TKV khi điều chỉnh giá than phải có lộ trình phù hợp với việc điều chỉnh CPI cũng như những biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Ngoài ra, liên quan đến việc quy hoạch và khai thác bể than Sông Hồng theo kiến nghị của tỉnh Thái Bình, đại diện Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương cũng cho biết, do điều kiện khai thác ở bể than Sông Hồng rất khác với công nghệ đang triển khai ở Quảng Ninh nên cần lấy ý kiến các Bộ ngành để trình Thủ tướng và báo cáo Bộ chính trị.
"Hiện dự án mới được triển khai thử nghiệm ở một số vùng của tỉnh Thái Bình. Nhưng trong quy hoạch ngành than đến năm 2020 vẫn sẽ khai thác tối đa bể than Quảng Ninh,” ông Nguyễn Khắc Thọ nhấn mạnh./.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương, việc điều chỉnh giá bán than và điện cần phù hợp với khả năng chịu đựng của nền kinh tế và Bộ sẽ trình để Thủ tướng Chính phủ lựa chọn thời điểm.
Trước đó, theo đề xuất của lãnh đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, giá bán than cho sản xuất điện cần được điều chỉnh ngay từ năm 2012 nhằm giảm gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp này.
Báo cáo của Phó Tồng Giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Nguyễn Quang Biên nêu rõ, sản lượng khai thác than tháng Mười ước đạt 3,96 triệu tấn, tăng 17,3% so với tháng Chín, tính chung mười tháng ước đạt 39,60 triệu tấn, tăng 3,05% so với cùng kỳ.
Trong đó, sản lượng than cung cấp cho các hộ lớn trong nước mười tháng tăng 15% so với cùng kỳ, còn lượng than xuất khẩu giảm 7,8% so với cùng kỳ. Tính chung mười tháng đầu năm sản lượng than tiêu thụ ước đạt 36,5 triệu tấn, đạt 79% kế hoạch năm và tăng 11% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Quang Biên thì hiện nay, giá than cho điện mới chỉ bằng 50% giá thành sản xuất và mức tăng giá chỉ đạt 30% mỗi năm như hiện nay thì phải mất ba năm nữa mới bằng giá thành của năm 2011.
Để đáp ứng mục tiêu trước mắt Tập đoàn vẫn còn có một lượng than xuất khẩu để bù vào, nhưng từ 2012 trở đi, việc xuất khẩu than sẽ giảm rất mạnh, chỉ còn 13 triệu tấn vào 2012 và sẽ rút xuống còn 5 triệu tấn vào giai đoạn 2014-2015, nên áp lực lên việc cân đối tài chính là rất khó khăn.
Hơn nữa hiện nay, thuế và phí tăng rất cao, năm 2012 trở đi sẽ tính thuế môi trường là 20 nghìn đồng/tấn, thuế suất khẩu cũng tăng lên 20%, gấp đôi so với năm ngoái. Thuế tài nguyên cũng tăng lên 7% với than lộ thiên.
“Nguy cơ lâu dài nếu không điều chỉnh từng bước sẽ tạo ra áp lực rất lớn cho việc tăng giá sau này vì thời gian tới việc dùng than cho điện là chủ yếu, đến 2015 sẽ đạt 35 triệu tấn trên tổng số sản lượng 55 triệu tấn,” ông Biên nói.
Chia sẻ những khó khăn này, đại diện Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương cho rằng, trong điều kiện khai thác ngày càng thấp đi, chi phí thì tăng lên cộng với nhu cầu vốn lớn thì việc điều chỉnh giá cũng là một trong những biện pháp để ngành có thể tái đầu tư.
Nhưng phía Vụ Công nghiệp nặng cũng chỉ rõ, câu chuyện giá than và giá điện phải phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của nền kinh tế, đặc biệt trong quy hoạch phát triển ngành than, Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương đã tìm biện pháp trước mắt là giảm xuất khẩu trái phép đồng thời tiến tới điều chỉnh giá bán than theo một lộ trình thích hợp.
“Vụ sẽ có tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công thương để trình Chính Phủ lựa chọn thời điểm điều chỉnh, còn giải pháp trong lúc chưa tăng giá thì TKV cần tăng công tác quản trị chi phí theo yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,” ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cũng ủng hộ đề xuất này và yêu cầu TKV khi điều chỉnh giá than phải có lộ trình phù hợp với việc điều chỉnh CPI cũng như những biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Ngoài ra, liên quan đến việc quy hoạch và khai thác bể than Sông Hồng theo kiến nghị của tỉnh Thái Bình, đại diện Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương cũng cho biết, do điều kiện khai thác ở bể than Sông Hồng rất khác với công nghệ đang triển khai ở Quảng Ninh nên cần lấy ý kiến các Bộ ngành để trình Thủ tướng và báo cáo Bộ chính trị.
"Hiện dự án mới được triển khai thử nghiệm ở một số vùng của tỉnh Thái Bình. Nhưng trong quy hoạch ngành than đến năm 2020 vẫn sẽ khai thác tối đa bể than Quảng Ninh,” ông Nguyễn Khắc Thọ nhấn mạnh./.
Đức Duy (Vietnam+)