Theo định hướng phát triển của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành quản lý đất đai Việt Nam sẽ phát triển theo hướng hiện đại hóa, kinh tế hóa.
Định hướng phát triển trên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu ra tại Hội nghị khoa học "Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại tại Việt Nam," được tổ chức ngày 10/9, tại Hà Nội.
Hội nghị có sự tham dự của các chuyên gia đến từ các nước Thụy Điển, Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, các bộ, ngành hữu quan; một số tổ chức chính trị-xã hội Trung ương, đại diện vùng, miền các địa phương trong nước.
Hội nghị đã nghe các chuyên gia các nước giới thiệu kinh nghiệm và trao đổi khoa học về lĩnh vực đất đai, tiêu biểu như đăng ký đất, định giá đất và hệ thống thông tin đất đai Thụy Điển; ứng dụng công nghệ số trong quản lý đất đai ở Hà Lan; quy hoạch sử dụng đất, phát triển quỹ đất và bồi thường về đất đai của Hàn Quốc; quy hoạch sử dụng đất của Trung Quốc - những thách thức, các biện pháp và xu hướng phát triển...
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định những kinh nghiệm của các nước về lĩnh vực quản lý đất đai do các chuyên gia hàng đầu trình bày tại hội nghị này là rất bổ ích, cần được xem xét và vận dụng phù hợp để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại ở Việt Nam.
Qua đó, góp phần giúp ngành quản lý đất đai Việt Nam định hướng phát triển dựa trên 3 quan điểm chỉ đạo. Đó là phát triển ngành theo hướng hiện đại hoá trên cơ sở xây dựng mô hình tổ chức tiên tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại; kinh tế hóa lĩnh vực quản lý đất đai để nâng tầm đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội; chính sách pháp luật đất đai phải góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội.
Hiện áp lực quản lý đất đai ở Việt Nam ngày càng tăng do nguồn tài nguyên đất đai đang cạn kiệt, bị suy thoái, hủy hoại dưới tác động của con người, đặc biệt dưới sự tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường; dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực tăng, sự phát triển công nghiệp, hạ tầng và đô thị càng làm tăng nhu cầu sử dụng đất.
Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam phải đạt trình độ quản lý ngang mặt bằng các nước phát triển trong khu vực là mục tiêu cần phải hướng tới. Do đó, trước hết phải kiện toàn hệ thống cơ quan và đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực phục vụ để Việt Nam đứng vào hàng ngũ những nước có hệ thống quản lý đất đai hiện đại thế giới vào năm 2030.
Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai Phùng Văn Nghệ cho biết nhiệm vụ chuyển trọng tâm hoạt động của ngành đất đai từ quản lý hành chính sang quản lý việc kinh doanh tài sản quốc gia, cung cấp dịch vụ hành chính, pháp lý cho người sử dụng đất và cộng đồng trong quản lý, sử dụng và giao dịch đất đai đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Năm 2003, khi Luật Đất đai ra đời, Việt Nam mới thực hiện chuyển đổi, đấu giá một phần nhỏ diện tích đất đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước một tỷ lệ đáng kể, riêng năm 2009 thu về 40.000 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với 5 năm về trước./.
Định hướng phát triển trên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu ra tại Hội nghị khoa học "Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại tại Việt Nam," được tổ chức ngày 10/9, tại Hà Nội.
Hội nghị có sự tham dự của các chuyên gia đến từ các nước Thụy Điển, Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, các bộ, ngành hữu quan; một số tổ chức chính trị-xã hội Trung ương, đại diện vùng, miền các địa phương trong nước.
Hội nghị đã nghe các chuyên gia các nước giới thiệu kinh nghiệm và trao đổi khoa học về lĩnh vực đất đai, tiêu biểu như đăng ký đất, định giá đất và hệ thống thông tin đất đai Thụy Điển; ứng dụng công nghệ số trong quản lý đất đai ở Hà Lan; quy hoạch sử dụng đất, phát triển quỹ đất và bồi thường về đất đai của Hàn Quốc; quy hoạch sử dụng đất của Trung Quốc - những thách thức, các biện pháp và xu hướng phát triển...
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định những kinh nghiệm của các nước về lĩnh vực quản lý đất đai do các chuyên gia hàng đầu trình bày tại hội nghị này là rất bổ ích, cần được xem xét và vận dụng phù hợp để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại ở Việt Nam.
Qua đó, góp phần giúp ngành quản lý đất đai Việt Nam định hướng phát triển dựa trên 3 quan điểm chỉ đạo. Đó là phát triển ngành theo hướng hiện đại hoá trên cơ sở xây dựng mô hình tổ chức tiên tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại; kinh tế hóa lĩnh vực quản lý đất đai để nâng tầm đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội; chính sách pháp luật đất đai phải góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội.
Hiện áp lực quản lý đất đai ở Việt Nam ngày càng tăng do nguồn tài nguyên đất đai đang cạn kiệt, bị suy thoái, hủy hoại dưới tác động của con người, đặc biệt dưới sự tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường; dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực tăng, sự phát triển công nghiệp, hạ tầng và đô thị càng làm tăng nhu cầu sử dụng đất.
Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam phải đạt trình độ quản lý ngang mặt bằng các nước phát triển trong khu vực là mục tiêu cần phải hướng tới. Do đó, trước hết phải kiện toàn hệ thống cơ quan và đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực phục vụ để Việt Nam đứng vào hàng ngũ những nước có hệ thống quản lý đất đai hiện đại thế giới vào năm 2030.
Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai Phùng Văn Nghệ cho biết nhiệm vụ chuyển trọng tâm hoạt động của ngành đất đai từ quản lý hành chính sang quản lý việc kinh doanh tài sản quốc gia, cung cấp dịch vụ hành chính, pháp lý cho người sử dụng đất và cộng đồng trong quản lý, sử dụng và giao dịch đất đai đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Năm 2003, khi Luật Đất đai ra đời, Việt Nam mới thực hiện chuyển đổi, đấu giá một phần nhỏ diện tích đất đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước một tỷ lệ đáng kể, riêng năm 2009 thu về 40.000 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với 5 năm về trước./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)