Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đầu tư 3 tỷ đồng thực hiện dự án "xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ nấm linh chi và một số loại nấm ăn" tại huyện Phú Vang.
Đây là dự án thuộc chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi.
Sau hơn hai năm triển khai, từ tháng 4/2010 đến nay, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiếp nhận và hoàn thiện các công nghệ sản xuất các loại giống nấm, nuôi trồng, chế biến các loại nấm và công nghệ xử lý chất thải sau thu hoạch.
Trong đó, Trung tâm đã tập trung đào tạo tập huấn, chuyển giao công nghệ và mở rộng mô hình sản xuất các loại nấm nấm linh chi, nấm rơm, nấm sò và nấm mộc nhĩ trên diện tích 1,4ha tại thôn Thanh Lam, xã Phú Đa (huyện Phú Vang) và hơn 2.000m2 mô hình sản xuất nấm phân tán trong dân.
Kết quả từ các mô hình này đã thu được 400 tấn nấm nguyên liệu (cho cả bốn loại nấm nói trên) trong hơn hai năm qua.
Việc triển khai dự án này đã tiếp thêm sức mạnh, mở ra cơ hội hình thành nghề trồng nấm góp phần tăng thu nhập cho nông dân ở Phú Vang, vốn có nghề trồng nấm rơm từ các phụ phẩm trong nông nghiệp.
Một số địa phương ở các xã Phú Hồ, Phú Lương trước đây chủ yếu trồng lúa, nhưng do giá lúa thấp nên họ tìm cách chuyển sang trồng những cây hoa màu khác, thậm chí có hộ lúng túng còn bỏ ruộng hoang hóa.
Hiện nay, trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, người dân trồng lúa đã biết tận dụng phế phẩm từ cây lúa (rơm, rạ) để làm nấm rơm.
Điển hình tại thôn Di Đông, xã Phú Hồ có 400 hộ dân thì có 73 hộ trồng nấm, với tổng số 123 vòm nấm. Trung bình mỗi vòm cho thu hoạch liên tục đạt từ 10-12 lứa trên năm, mỗi lứa mới có thời gian từ ngày trồng tới khi thu hoạch 25-30 ngày. Tùy theo giá bán ở từng thời điểm, trung bình mỗi lứa nấm thu về từ 1,2-1,5 triệu đồng/vòm.
Hợp tác xã Phú Lương I, mỗi năm sản xuất được 5.000 tấn nấm rơm, nấm sò, sò đùi gà và nấm linh chi, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10-15 lao động, lúc cao điểm lên đến 30 người với mức lương từ 1-1,2 triệu đồng/tháng. Toàn xã có 1.200 hộ, trong đó có 630 hộ chuyên làm nấm.
Riêng hợp tác xã Phú Lương thu hút 230 hộ làm nấm rơm, doanh thu đạt 2,3 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí, thu lãi trên 200 triệu đồng. Cùng với việc sản xuất nấm, hợp tác xã cũng tận thu nguồn rác thải sau khi trồng nấm để chế biến thành phân vi sinh.
Theo Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế, trồng nấm rơm không yêu cầu nhiều kỹ thuật và vốn đầu tư ban đầu, lại tận dụng tốt nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Những mô hình này rất cần được nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong tỉnh.../.
Đây là dự án thuộc chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi.
Sau hơn hai năm triển khai, từ tháng 4/2010 đến nay, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiếp nhận và hoàn thiện các công nghệ sản xuất các loại giống nấm, nuôi trồng, chế biến các loại nấm và công nghệ xử lý chất thải sau thu hoạch.
Trong đó, Trung tâm đã tập trung đào tạo tập huấn, chuyển giao công nghệ và mở rộng mô hình sản xuất các loại nấm nấm linh chi, nấm rơm, nấm sò và nấm mộc nhĩ trên diện tích 1,4ha tại thôn Thanh Lam, xã Phú Đa (huyện Phú Vang) và hơn 2.000m2 mô hình sản xuất nấm phân tán trong dân.
Kết quả từ các mô hình này đã thu được 400 tấn nấm nguyên liệu (cho cả bốn loại nấm nói trên) trong hơn hai năm qua.
Việc triển khai dự án này đã tiếp thêm sức mạnh, mở ra cơ hội hình thành nghề trồng nấm góp phần tăng thu nhập cho nông dân ở Phú Vang, vốn có nghề trồng nấm rơm từ các phụ phẩm trong nông nghiệp.
Một số địa phương ở các xã Phú Hồ, Phú Lương trước đây chủ yếu trồng lúa, nhưng do giá lúa thấp nên họ tìm cách chuyển sang trồng những cây hoa màu khác, thậm chí có hộ lúng túng còn bỏ ruộng hoang hóa.
Hiện nay, trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, người dân trồng lúa đã biết tận dụng phế phẩm từ cây lúa (rơm, rạ) để làm nấm rơm.
Điển hình tại thôn Di Đông, xã Phú Hồ có 400 hộ dân thì có 73 hộ trồng nấm, với tổng số 123 vòm nấm. Trung bình mỗi vòm cho thu hoạch liên tục đạt từ 10-12 lứa trên năm, mỗi lứa mới có thời gian từ ngày trồng tới khi thu hoạch 25-30 ngày. Tùy theo giá bán ở từng thời điểm, trung bình mỗi lứa nấm thu về từ 1,2-1,5 triệu đồng/vòm.
Hợp tác xã Phú Lương I, mỗi năm sản xuất được 5.000 tấn nấm rơm, nấm sò, sò đùi gà và nấm linh chi, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10-15 lao động, lúc cao điểm lên đến 30 người với mức lương từ 1-1,2 triệu đồng/tháng. Toàn xã có 1.200 hộ, trong đó có 630 hộ chuyên làm nấm.
Riêng hợp tác xã Phú Lương thu hút 230 hộ làm nấm rơm, doanh thu đạt 2,3 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí, thu lãi trên 200 triệu đồng. Cùng với việc sản xuất nấm, hợp tác xã cũng tận thu nguồn rác thải sau khi trồng nấm để chế biến thành phân vi sinh.
Theo Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế, trồng nấm rơm không yêu cầu nhiều kỹ thuật và vốn đầu tư ban đầu, lại tận dụng tốt nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Những mô hình này rất cần được nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong tỉnh.../.
Quốc Việt (TTXVN)