Liên quan đến vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại cây xăng 2B Trần Hưng Đạo chiều 3/6 vừa qua, trong buổi sáng hôm nay, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường. Thượng tá Trần Văn Vụ, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hoàn Kiếm nhận định: Trước thời điểm xảy ra cháy, cây xăng 2B Trần Hưng Đạo đã vi phạm nhiều quy định như cho phép nhập xăng vào buổi trưa, trong điều kiện thời tiết nắng nóng… Trước đó, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội cũng cho hay, vụ cháy ngày 3/6 được xác định xảy ra khi cây xăng thực hiện quy trình bơm xăng vào bể chứa. 5 giờ “chiến đấu” với giặc lửa
Một ngày sau khi vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại cây xăng 2B Trần Hưng Đạo, trụ sở của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy quận Hoàn Kiếm vẫn còn ngổn ngang. Gần chục xe cứu hỏa được mang ra bảo dưỡng sau 5 giờ chiến đấu dữ dội với giặc lửa. Quần áo của chiến sỹ ướt nhẹp phơi đầy trên hành lang tầng ba.
Một ngày sau khi vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại cây xăng 2B Trần Hưng Đạo, trụ sở của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy quận Hoàn Kiếm vẫn còn ngổn ngang. Gần chục xe cứu hỏa được mang ra bảo dưỡng sau 5 giờ chiến đấu dữ dội với giặc lửa. Quần áo của chiến sỹ ướt nhẹp phơi đầy trên hành lang tầng ba.
Lửa bốc cháy dữ dội trong vụ cháy cây xăng chiều 3/6 (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thượng tá Trần Văn Vụ, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận Hoàn Kiếm cho hay, vào khoảng 13 giờ 32 phút chiều 3/6, sau khi nhận được thông tin về vụ cháy, các chiến sỹ đã ngay lập tức tiếp cận hiện trường. Vào thời điểm này, tình hình tại cây xăng 2B vô cùng phức tạp khi xăng chảy tràn, lửa phun ra dữ dội từ xe téc, nhiệt độ tăng cao, bức xạ nhiệt lớn, gây nhiều khó khăn cho công tác chữa cháy. Trước thực tế này, Phòng đã báo về Trung tâm chỉ huy chữa cháy của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố xin được chi viện khẩn cấp toàn bộ lực lượng. Song song với đó, Phòng cũng điện cho Ban Giám đốc Cảng Hà Nội điều động xe chở cát, máy xúc và xe ủi đến hiện trường. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, lực lượng chữa cháy được triển khai thành bốn mũi, tập trung phun nước làm mát cho xe téc đang cháy, văn phòng làm việc của cửa hàng và đặc biệt là ba miệng hố gas của ba bể ngầm bên dưới với dung tích chứa khoảng 75 m3 với quyết tâm ngăn chặn cháy lan rộng hơn. Trong quá trình triển khai, Sở đã huy động lên tới hai tấn bột chữa cháy, điều động tổng số 18 xe chữa cháy các loại (trong đó có một xe thang 32m và ba xe của Bộ Tư lệnh Thủ đô tăng cường). Theo Thượng tá Vụ, vào thời điểm sự cố xảy ra, việc tiếp cận đám cháy là vô cùng khó khăn, đặc biệt với điểm cháy lớn nhất và sâu nhất là 4 họng xuất xăng ra của xe téc.
Chiến đấu với "giặc lửa" (Ảnh: PV/Vietnam+)
“Càng phun nước để làm mát thì diện tích cháy lại càng lan ra rộng hơn,” Thượng tá Vụ nói. Ngọn lửa mỗi lúc một lớn hơn. Hơi nóng hầm hập hắt theo mùi xăng nồng nặc. Trước tình thế ấy, lực lượng cứu hỏa tiếp tục huy động 32 xe chở cát đến hiện trường, liên tục đổ xuống, tạo thành những “hào” ngăn lửa đang ngùn ngụt đòi liếm ra ngoài. Chưa dừng lại ở đây, lính cứu hỏa tiếp tục dùng ống hút đặt trên mặt đường để ngăn chặn không cho xăng chảy xuống hệ thống cống ngầm của thành phố. “Đây là những sáng kiến thực sự phát huy hiệu quả mà trong trường không có ai dạy,” Thượng tá Vụ nhận định. Do miệng ba bể ngầm chứa xăng chỉ cách xe téc đang cháy có 2,5m, các chiến sỹ đã phải dùng hết sức mình mở van thở, đồng thời lấy chăn đậy kín, dùng cát chốt đầy. Lý giải về việc không phun bột chữa cháy ngay tại thời điểm ban đầu, Thượng tá Vụ cho hay, trong điều kiện nhiệt độ cao, bột phun sẽ gần như lập tức bị phân hủy nên không phát huy được tác dụng. Do vậy, lực lượng cứu chữa phải phun nước cho nhiệt độ giảm xuống ở một ngưỡng thích hợp rồi mới tiến hành phun bọt. Trong vòng gần 5 giờ đồng hồ, tổng cộng khoảng 600 khối nước đã được phun liên tục Khi lửa bùng phát trở lại, cũng là lúc nhiều chiến sỹ đang tập trung phun nước làm mát nên đã có 11 cán bộ chiến sỹ bị bỏng. Trong đó có 1 đồng chí dân phòng và 10 cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Long Biên.
Đa số cây xăng vi phạm về khoảng cách Cũng trong cuộc trao đổi trưa 4/6, Thượng tá Vụ cho hay, hiện tại, riêng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 11 cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Theo quy định, khoảng cách an toàn giữa cửa hàng này với các công trình công cộng xung quanh phải bảo đảm 50m, cách đường điện cao thế 1,5 lần chiều cao cột điện và cách các điểm có tính chất nguy hiểm, cháy nổ 100m. [Phút đương đầu với “bà hỏa” của những người lính] Tuy nhiên, Thượng tá Vụ khẳng định, hầu hết các cửa hàng xăng dầu này đều vi phạm các quy định về khoảng cách. Nguyên nhân chính bởi những cửa hàng này đều đã có từ lâu, điển hình như cây xăng Trần Khát Chân đã “ngót nghét” 20 tuổi đời. Theo thời gian, rất nhiều cửa hàng kinh doanh các dịch vụ khác mọc lên bên cạnh, vi phạm quy định về khoảng cách an toàn.
Đa số cây xăng vi phạm về khoảng cách Cũng trong cuộc trao đổi trưa 4/6, Thượng tá Vụ cho hay, hiện tại, riêng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 11 cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Theo quy định, khoảng cách an toàn giữa cửa hàng này với các công trình công cộng xung quanh phải bảo đảm 50m, cách đường điện cao thế 1,5 lần chiều cao cột điện và cách các điểm có tính chất nguy hiểm, cháy nổ 100m. [Phút đương đầu với “bà hỏa” của những người lính] Tuy nhiên, Thượng tá Vụ khẳng định, hầu hết các cửa hàng xăng dầu này đều vi phạm các quy định về khoảng cách. Nguyên nhân chính bởi những cửa hàng này đều đã có từ lâu, điển hình như cây xăng Trần Khát Chân đã “ngót nghét” 20 tuổi đời. Theo thời gian, rất nhiều cửa hàng kinh doanh các dịch vụ khác mọc lên bên cạnh, vi phạm quy định về khoảng cách an toàn.
Hiện trường vụ cháy cây xăng Quân đội (Ảnh: PV/Vietnam+)
“Thực trạng này đòi hỏi việc phối kết hợp giải quyết giữa các ngành chức năng trong cấp phép cho các dịch vụ khác,” Thượng tá Vụ nhấn mạnh. Thời gian tới, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy quận Hoàn Kiếm sẽ tham mưu tới Giám đốc Sở để tổng rà soát, kiểm tra các quy định an toàn Phòng cháy chữa cháy tại các cửa hàng xăng dầu toàn thành phố; kiên quyết xử lý hành vi vi phạm trong quy trình nhập hàng, bán hàng, nhất là các quy chuẩn về hệ thống về mặt kỹ thuật cho bể chứa xăng, xe nhập hàng, hệ thống chống điện, chống sét… Trước đó, chiều muộn ngày 3/6, Thiếu tướng Trần Đức Nghi, Giám đốc Sở Phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho hay, hiện toàn Hà Nội có khoảng 500 cây xăng đang hoạt động kinh doanh. Khi mới đưa vào sử dụng, cây xăng có thể đáp ứng tốt các quy định về phòng cháy, song qua thời gian hoạt động, công tác quản lý Nhà nước về trật tự đô thị ở một số nơi bị buông lỏng, thiếu sót, nhiều cây xăng bị những hộ dân xung quanh lấn chiếm, cơi nới xây dựng nhà san sát dẫn đến không đảm bảo điều kiện an toàn, khoảng cách an toàn về phòng cháy như ban đầu./.
PV (Vietnam+)