Họa nét Đông Hồ: Khám phá và trải nghiệm nghệ thuật dân gian truyền thống

Workshop làm tranh Đông Hồ được tổ chức tại địa chỉ 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) vào ngày 6/4, đã mang đến một trải nghiệm sáng tạo đầy ý nghĩa cho các tín đồ yêu thích nghệ thuật truyền thống.

anh_1.JPG
Sự kiện này được tổ chức dưới sự hướng dẫn của Nghệ Nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả, người có bề dày kinh nghiệm và tâm huyết với nghề tranh Đông Hồ. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả, con trai thứ của cố Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Hữu Sam, không chỉ là người tiếp nối truyền thống gia đình mà còn là một người nghệ sỹ sáng tạo, đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nghệ thuật tranh Đông Hồ. Với hàng nghìn bản phục chế và khắc mới, ông Quả đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nét tinh hoa dân gian Việt Nam. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_2.JPG
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả phát biểu khai mạc workshop và chia sẻ quy trình làm tranh cho đến những câu chuyện về quá trình thăng trầm của dòng tranh này. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_3.JPG
Khi tham gia workshop, người tham gia sẽ được tìm hiểu về quy trình làng tranh truyền thống, được tự tay làm tranh dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân và tham gia hoạt động giao lưu, các trò chơi dân gian tại buổi workshop. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_4.JPG
Nguyên vật liệu in tranh bao gồm: bản cắt, giấy dó, điệp, thét, bìa, xơ mướp. Bước đầu tiên, sau khi quét nền, dùng thét quét màu vàng lên bìa, sau đó rập ván in lên bìa vài lần, đặt ván in lên giấy theo cữ, tay trái luồn xuống dưới tờ giấy lật cả giấy lẫn ván lên rồi dùng xơ mướp xoa lên phía sau tờ giấy để màu bắt đều nét, cuối cùng bóc tờ tranh ra bỏ sang bên trái, các tờ in sau để so le với tờ trước. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_5.JPG
Bước đầu tiên, sau khi quét nền, dùng thét quét màu vàng lên bìa, sau đó rập ván in lên bìa vài lần, đặt ván in lên giấy theo cữ, tay trái luồn xuống dưới tờ giấy lật cả giấy lẫn ván lên rồi dùng xơ mướp xoa lên phía sau tờ giấy để màu bắt đều nét, cuối cùng bóc tờ tranh ra bỏ sang bên trái, các tờ in sau để so le với tờ trước. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_6.JPG
Bước đầu tiên, sau khi quét nền, dùng thét quét màu vàng lên bìa, sau đó rập ván in lên bìa vài lần, đặt ván in lên giấy theo cữ, tay trái luồn xuống dưới tờ giấy lật cả giấy lẫn ván lên rồi dùng xơ mướp xoa lên phía sau tờ giấy để màu bắt đều nét, cuối cùng bóc tờ tranh ra bỏ sang bên trái, các tờ in sau để so le với tờ trước. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_7.JPG
Bước đầu tiên, sau khi quét nền, dùng thét quét màu vàng lên bìa, sau đó rập ván in lên bìa vài lần, đặt ván in lên giấy theo cữ, tay trái luồn xuống dưới tờ giấy lật cả giấy lẫn ván lên rồi dùng xơ mướp xoa lên phía sau tờ giấy để màu bắt đều nét, cuối cùng bóc tờ tranh ra bỏ sang bên trái, các tờ in sau để so le với tờ trước. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_8.JPG
Bước đầu tiên, sau khi quét nền, dùng thét quét màu vàng lên bìa, sau đó rập ván in lên bìa vài lần, đặt ván in lên giấy theo cữ, tay trái luồn xuống dưới tờ giấy lật cả giấy lẫn ván lên rồi dùng xơ mướp xoa lên phía sau tờ giấy để màu bắt đều nét, cuối cùng bóc tờ tranh ra bỏ sang bên trái, các tờ in sau để so le với tờ trước. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_9.JPG
Sau khi in màu, các bức tranh sẽ được các thành viên trong ban tổ chức sấy khô. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_10.JPG
Tranh sau khi in và sấy khô sẽ lên đủ 5 màu cơ bản, tuỳ vào kỹ thuật và độ chính xác khi in sẽ cho ra các kết quả đậm nhạt khác nhau. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_11.JPG
Một số tác phẩm tranh đã in trong buổi workshop. (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
anh_12.JPG
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả chia sẻ: “Tôi mong là tranh Đông Hồ sẽ đến được với nhiều người hơn và lan tỏa thông điệp giá trị văn hóa truyền thống cũng như kỹ thuật in, chất liệu, màu sắc đặc biệt mà chỉ tranh Đông Hồ mới có. Hy vọng sau khi tham gia trải nghiệm in tranh, các bạn sẽ thêm trân trọng những di sản văn hoá truyền thống của đất nước.” (Ảnh: Đặng Yến/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục