Ngày 15/9, thành phố Hà Nội và quận Đống Đa tổ chức lễ gắn biển Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long cho công trình tu bổ đình Kim Liên - trấn phía Nam của Kinh thành Thăng Long xưa.
Tháng 8/2008, quận Đống Đa khởi công tu bổ tôn tạo tổng thể di tích đình Kim Liên theo nguyên trạng di tích quốc gia, với tổng kinh phí 36 tỷ đồng.
Các hạng mục chính được tu bổ lần này bao gồm nhà tả vu, hữu vu, cổng chính, tả-hữu môn, cổng phụ, hồ bán nguyệt, giếng đình, hệ thống sân vườn, đường dạo… Bên cạnh đó, 17 hộ dân đã di dời khỏi khuôn viên di tích để trả lại mặt bằng thi công công trình.
Theo sử sách, đình Kim Liên còn có tên là đền Kim Liên hoặc đền Cao Sơn, nằm trên gò đất cao nơi cửa ngõ giao lưu giữa vùng Sơn Nam về với Kinh thành.
Kiến trúc của đình bao gồm tam quan và đền thờ thần. Đền chính kết cấu hình chữ Đinh gồm bái đường và hậu cung. Trong đình hiện còn lưu giữ hai tấm bia đá, quan trọng nhất là tấm bia bằng đá xám mịn, cao 2,43m, trang trí hình rồng uốn khúc yên ngựa, bờm lửa đặc trưng của thế kỷ XVIII. Bia mang tên “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh," văn bia do sử thần Lê Tung soạn năm 1510.
Trong đình Kim Liên còn có 39 đạo sắc phong, trong đó có 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời Nguyễn, sớm nhất là sắc niên hiệu Vĩnh Tộ 2 (1620). Đình được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1990.
Cùng với trấn Đông (Đền Bạch Mã), trấn Bắc (Đền Quán Thánh), trấn Tây (Đền Voi Phục), trấn Nam (Đình Kim Liên) hợp thành “Thăng Long tứ trấn” trên đất Thăng Long-Hà Nội./.
Tháng 8/2008, quận Đống Đa khởi công tu bổ tôn tạo tổng thể di tích đình Kim Liên theo nguyên trạng di tích quốc gia, với tổng kinh phí 36 tỷ đồng.
Các hạng mục chính được tu bổ lần này bao gồm nhà tả vu, hữu vu, cổng chính, tả-hữu môn, cổng phụ, hồ bán nguyệt, giếng đình, hệ thống sân vườn, đường dạo… Bên cạnh đó, 17 hộ dân đã di dời khỏi khuôn viên di tích để trả lại mặt bằng thi công công trình.
Theo sử sách, đình Kim Liên còn có tên là đền Kim Liên hoặc đền Cao Sơn, nằm trên gò đất cao nơi cửa ngõ giao lưu giữa vùng Sơn Nam về với Kinh thành.
Kiến trúc của đình bao gồm tam quan và đền thờ thần. Đền chính kết cấu hình chữ Đinh gồm bái đường và hậu cung. Trong đình hiện còn lưu giữ hai tấm bia đá, quan trọng nhất là tấm bia bằng đá xám mịn, cao 2,43m, trang trí hình rồng uốn khúc yên ngựa, bờm lửa đặc trưng của thế kỷ XVIII. Bia mang tên “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh," văn bia do sử thần Lê Tung soạn năm 1510.
Trong đình Kim Liên còn có 39 đạo sắc phong, trong đó có 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời Nguyễn, sớm nhất là sắc niên hiệu Vĩnh Tộ 2 (1620). Đình được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1990.
Cùng với trấn Đông (Đền Bạch Mã), trấn Bắc (Đền Quán Thánh), trấn Tây (Đền Voi Phục), trấn Nam (Đình Kim Liên) hợp thành “Thăng Long tứ trấn” trên đất Thăng Long-Hà Nội./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)