Ông Trần Việt Dũng, quyền Trưởng Phòng nghiệp vụ văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau cho biết, trong tháng 11/2010, Sở đã hoàn thành hồ sơ đề cử quốc gia “Nghệ thuật Đờn ca tài tử” gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, đề nghị UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành trực thuộc trung ương khu vực phía Nam thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Nghệ thuật Đờn ca tài tử.”
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau đã khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch điều tra, nghiên cứu kiểm kê các cứ liệu khoa học về “Nghệ thuật Đờn ca tài tử” đảm bảo đầy đủ các yếu tố cho việc xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình UNESCO theo đề án của Viện Âm nhạc; tiến hành tập huấn cho hơn 130 cán bộ làm công tác kiểm tra và nghiệm thu hơn 600 mẫu điều tra về các câu lạc bộ, nhóm gia đình sinh hoạt đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Các công tác khẩn trương trong việc tổng hợp hoạt động Đờn ca tài tử đã giúp Sở hoàn thành hồ sơ gửi về Bộ đúng thời gian quy định.
Trong thời gian tới, Sở sẽ thực hiện công tác hội thảo khoa học, tổ chức thu thanh, ghi hình các câu lạc bộ, đội nhóm tiêu biểu diễn về đờn ca tài tử… để hoàn thành tất cả các quá trình và tiến hành trình UNESCO vào tháng 3/2011.
Cà Mau là một trong những tỉnh miền Tây Nam Bộ có sinh hoạt đờn ca tài tử phát triển mạnh mẽ. Đờn ca tài tử gắn liền với đời sống của người dân, diễn ra trong những ghe thuyền trên sông nước, trong những buổi tối trong gia đình, trong các đình chùa dịp lễ hội, trong các đám tiệc của người dân.
Hiện nay các buổi diễn đờn ca tài tử còn được được tổ chức dưới hình thức các buổi văn nghệ quần chúng và các buổi biểu diễn ở các khu du lịch để để du khách thưởng thức hoặc tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa của miền Tây Nam Bộ.
Đờn ca tài tử nếu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển một loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân, đồng thời quảng bá một nét tinh hoa dân tộc đến với bạn bè thế giới./.
Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành trực thuộc trung ương khu vực phía Nam thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Nghệ thuật Đờn ca tài tử.”
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau đã khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch điều tra, nghiên cứu kiểm kê các cứ liệu khoa học về “Nghệ thuật Đờn ca tài tử” đảm bảo đầy đủ các yếu tố cho việc xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình UNESCO theo đề án của Viện Âm nhạc; tiến hành tập huấn cho hơn 130 cán bộ làm công tác kiểm tra và nghiệm thu hơn 600 mẫu điều tra về các câu lạc bộ, nhóm gia đình sinh hoạt đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Các công tác khẩn trương trong việc tổng hợp hoạt động Đờn ca tài tử đã giúp Sở hoàn thành hồ sơ gửi về Bộ đúng thời gian quy định.
Trong thời gian tới, Sở sẽ thực hiện công tác hội thảo khoa học, tổ chức thu thanh, ghi hình các câu lạc bộ, đội nhóm tiêu biểu diễn về đờn ca tài tử… để hoàn thành tất cả các quá trình và tiến hành trình UNESCO vào tháng 3/2011.
Cà Mau là một trong những tỉnh miền Tây Nam Bộ có sinh hoạt đờn ca tài tử phát triển mạnh mẽ. Đờn ca tài tử gắn liền với đời sống của người dân, diễn ra trong những ghe thuyền trên sông nước, trong những buổi tối trong gia đình, trong các đình chùa dịp lễ hội, trong các đám tiệc của người dân.
Hiện nay các buổi diễn đờn ca tài tử còn được được tổ chức dưới hình thức các buổi văn nghệ quần chúng và các buổi biểu diễn ở các khu du lịch để để du khách thưởng thức hoặc tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa của miền Tây Nam Bộ.
Đờn ca tài tử nếu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển một loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân, đồng thời quảng bá một nét tinh hoa dân tộc đến với bạn bè thế giới./.
Nguyễn Xuân Dự (TTXVN/Vietnam+)