Ngày 4/1, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai và thực hiện Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP), do Ngân hàng Thế giới và Đại sứ quán New Zealand hỗ trợ.
Trong giai đoạn 2008-2013, Dự án được thực hiện tại 9 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre với mục đích quan tâm đến quyền lợi sử dụng đất của những hộ nghèo, phụ nữ nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án nhận xét VLAP đã đầu tư toàn diện hệ thống một cách hoàn chỉnh nhất, hiện đại nhất cho Việt Nam. Đây là "cơ hội vàng" cho ngành quản lý đất đai Việt Nam.
Song đích đến của dự án nên chú trọng mục tiêu xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở quan trọng xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại. Vì vậy, cần tái cấu trúc dự án VLAP, các chỉ tiêu, mục tiêu sát với thực tiễn để thúc đẩy tiến độ và đạt hiệu quả cao.
Bà Heather Riddell, đại diện Đại sứ quán New Zealand khẳng định sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam để tiến hành hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai, thống nhất với quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam là cần phải xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, trên cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thống nhất từ Trung ương tới địa phương.
Hiện dự án đã có 67 hợp đồng dịch vụ đăng ký, hoàn thành công tác khảo sát đo đạc, lập bản đồ cho 399,420 ha đất đai.
Các hợp đồng dịch vụ đăng ký đang được thực hiện lồng ghép việc đo đạc chi tiết, việc thu thập thông tin và chuẩn bị hồ sơ đăng ký cho 1.404,090 thửa đất; đã thực hiện hồ sơ đăng ký ở cấp xã tổng cộng 1.083,490 thửa đất và gửi tới cấp huyện, cấp tỉnh…
Năm 2012, Tổng cục Quản lý Đất đai phấn đấu hoàn thành tái cấu trúc dự án và các gói thầu dịch vụ đăng ký đã và đang thực hiện, đầu tư mới và thực hiện xây dựng mô hình mẫu ở các tỉnh; thí điểm các phương pháp mới giúp địa phương tăng cường nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng; chú trọng vào quản lý và điều hành đất đai bằng những sáng kiến như hợp lý hóa các quy định và quy trình làm việc, nâng cao tính minh bạch và tính trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ và tổ chức thể chế quản lý đất đai./.
Trong giai đoạn 2008-2013, Dự án được thực hiện tại 9 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre với mục đích quan tâm đến quyền lợi sử dụng đất của những hộ nghèo, phụ nữ nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án nhận xét VLAP đã đầu tư toàn diện hệ thống một cách hoàn chỉnh nhất, hiện đại nhất cho Việt Nam. Đây là "cơ hội vàng" cho ngành quản lý đất đai Việt Nam.
Song đích đến của dự án nên chú trọng mục tiêu xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở quan trọng xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại. Vì vậy, cần tái cấu trúc dự án VLAP, các chỉ tiêu, mục tiêu sát với thực tiễn để thúc đẩy tiến độ và đạt hiệu quả cao.
Bà Heather Riddell, đại diện Đại sứ quán New Zealand khẳng định sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam để tiến hành hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai, thống nhất với quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam là cần phải xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, trên cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thống nhất từ Trung ương tới địa phương.
Hiện dự án đã có 67 hợp đồng dịch vụ đăng ký, hoàn thành công tác khảo sát đo đạc, lập bản đồ cho 399,420 ha đất đai.
Các hợp đồng dịch vụ đăng ký đang được thực hiện lồng ghép việc đo đạc chi tiết, việc thu thập thông tin và chuẩn bị hồ sơ đăng ký cho 1.404,090 thửa đất; đã thực hiện hồ sơ đăng ký ở cấp xã tổng cộng 1.083,490 thửa đất và gửi tới cấp huyện, cấp tỉnh…
Năm 2012, Tổng cục Quản lý Đất đai phấn đấu hoàn thành tái cấu trúc dự án và các gói thầu dịch vụ đăng ký đã và đang thực hiện, đầu tư mới và thực hiện xây dựng mô hình mẫu ở các tỉnh; thí điểm các phương pháp mới giúp địa phương tăng cường nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng; chú trọng vào quản lý và điều hành đất đai bằng những sáng kiến như hợp lý hóa các quy định và quy trình làm việc, nâng cao tính minh bạch và tính trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ và tổ chức thể chế quản lý đất đai./.
Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)