Hoạt động đầu tư xây dựng phát triển mạnh mẽ

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết hoạt động đầu tư xây dựng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mức độ phức tạp.
Tăng cường quản lý chất lượng và an toàn xây dựng là nội dung chính của buổi hội thảo do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 9/2, tại Hà Nội.

Đây là kết quả của sự hợp tác có hiệu quả giữa Bộ Xây dựng và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực đảm bảo chất lượng xây dựng” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại, được triển khai gần 2 năm qua.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết hoạt động đầu tư xây dựng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mức độ phức tạp. Chỉ tính riêng năm 2011, trên toàn quốc có gần 50.000 công trình được triển khai xây dựng; trong đó công trình dân dụng chiếm tới 52%, giao thông 19%, công nghiệp 11%, thủy lợi-thủy điện 9% và hạ tầng kỹ thuật khoảng 10%.

Với yêu cầu chất lượng ngày càng cao, công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chất lượng công trình xây dựng biệt quan trọng bởi không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư mà còn quyết định đến điều kiện an toàn sử dụng, tuổi thọ công trình và tác động trực tiếp lên chất lượng, môi trường sống của cộng đồng. Vì vậy, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cả các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng cũng như cộng đồng xã hội.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi về thực trạng, kinh nghiệm quản lý chất lượng và an toàn xây dựng; chỉ rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc đảm bảo tiêu trí này; đóng góp giải pháp tăng cường quản lý đầu tư dự án, hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của Việt Nam...

Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn JICA, ông Kato Tsuneo cho rằng cần phân định rõ vai trò của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án để thực hiện hiệu quả chức năng kiểm tra, giám sát. Hiện Việt Nam chưa kiểm soát chặt chẽ được chất lượng công trình xây dựng, nhất là các dự án của tư nhân bởi hoạt động kiểm tra giấy phép xây dựng chưa đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, sửa đổi thiết kế khi có phát sinh cũng cần linh hoạt hơn, có thể trao quyền quyết định cho tư vấn giám sát.

Chuyên gia này cũng chỉ ra những hạn chế về năng lực quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh và đề xuất phát huy khả năng tham gia của cơ quan kiểm định cấp tỉnh từ khâu kiểm tra thiết kế, kỹ thuật, đến dự toán...).

Chuyên gia Hoàng Thọ Vinh của dự án đề cập đến hệ thống đăng ký nhà thầu với ưu điểm là phân loại nhà thầu theo nhóm năng lực và theo hướng công khai. Ông Vinh dẫn chứng, tại nhiều quốc gia, khi tham dự thầu các gói thầu công trình công cộng (sử dụng ngân sách Nhà nước), đơn vị đó phải có tên trên trang thông tin công bố với kết quả kiểm toán rõ ràng trong thời gian vài năm liên tục gần nhất. Điều này có lợi cho nhà thầu vì sẽ được chủ đầu tư sơ tuyển trên hệ thống và lựa chọn trước từ danh sách này.

Cùng đó, chuyên gia Trần Chủng đề xuất cung cấp thêm dữ liệu để bổ sung thể chế. Cụ thể là làm rõ để có sự đối xử minh bạch giữa các loại dự án sử dụng nguồn vốn khác nhau. chất lượng công trình xây dựng biệt, cần chú trọng quan tâm đến lực lượng tư vấn giám sát bởi đây là đội ngũ tham gia trực tiếp để quản lý tốt chất lượng công trình xây dựng. Hiện nay, so với nhiều nước thì lương cho tư vấn giám sát của Việt Nam vẫn còn quá thấp so với trách nhiệm được giao.

Cố vấn đảm bảo chất lượng xây dựng Nakasuka Satoshi đề nghị cải thiện hệ thống thi và kiểm tra sát hạch chứng chỉ kỹ sư giám sát để đảm bảo độ tin cậy; đồng thời đề xuất Bộ Xây dựng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức sát hạch tập trung. Bản thân các sát hạch viên cũng phải được đào tạo bài bản, trải qua các kỳ thi cấp quốc gia.

Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là việc gia hạn chứng chỉ. Tại Việt Nam , hiện những người đã được cấp chứng chỉ, khi gia hạn không phải tham dự các khóa đào tạo bắt buộc. Như vậy, khó đảm bảo yêu cầu cập nhật, nâng cao liên tục kiến thức. Theo đề xuất của chuyên gia này, hệ thống chứng chỉ hiện tại nên tính tương đương bằng sơ cấp, người nào có nhu cầu cao hơn thì thi lấy bằng trung cấp và giám sát trưởng công trình bắt buộc phải có chứng chỉ cao cấp.

Bộ Xây dựng chất lượng công trình xây dựng biệt quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế để tăng cường quản lý chất lượng và an toàn xây dựng.

Thời gian tới, Bộ tiếp tục tập trung xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan; thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát đảm bảo chất lượng công trình xây dựng; nâng cao năng lực quản lý của cán bộ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm... chất lượng công trình xây dựng biệt, trong năm 2012, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ phê duyệt các Nghị định quan trọng về quản lý dự án, cấp phép xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng./.

Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục