Hội nghị An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 tại Singapore đã khép lại với những đánh giá đề cao vai trò của Việt Nam và cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò là diễn giả chính của lễ khai mạc.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, Giáo sư Son Gi-woong thuộc Viện Nghiên cứu Thống nhất Hàn Quốc (KINU) đã đánh giá cao khái niệm “Lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu trong bài diễn văn khai mạc.
Theo Giáo sư Son Gi-woong, thực tế cho thấy ở khu vực châu Á hiện đang tồn tại rất nhiều sự bất đồng, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều quốc gia. Những bất đồng đó không chỉ tồn tại trong bản thân một quốc gia mà còn hướng ra bên ngoài quốc gia đó.
Khái niệm “Lòng tin chiến lược” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói ở đây là đề cập đến sự tin tưởng và hợp tác giữa các quốc gia để giảm thiểu bất đồng, cùng nhau xây dựng nền hòa bình và sự ổn định trong khu vực. Giáo sư nhấn mạnh thêm rằng “Chúng ta có thể thấy rõ 'Lòng tin chiến lược' thông qua sự hợp tác, tin cậy ở khu vực châu Âu. Và đây cũng là kinh nghiệm tốt mà các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần học tập”.
Giáo sư Son Gi-woong cũng đồng tình với quan điểm mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra về “Vai trò của các cường quốc đối với hòa bình, ổn định ở khu vực” và cho rằng “chiến lược và hành động của các cường quốc này đối với khu vực cần tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền các nước khác”. Có thể nói, thông qua bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hy vọng các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cùng nhau hợp tác, đưa ra ý kiến để cùng nhau giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại hòa bình.
Đề cập đến những vấn đề nổi cộm hiện nay trên Biển Đông, Giáo sư Son Gi-woong cho rằng Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Có thể khẳng định rằng tự do hàng hải ở Biển Đông là yếu tố quan trọng để đảm bảo ổn định của khu vực.
Vì vậy, cũng giống như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rằng giải quyết mọi tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế và sự hợp tác giữa các quốc gia (nếu được thực hiện) chắc chắn sẽ đem lại hòa bình và ổn định cho khu vực này./.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, Giáo sư Son Gi-woong thuộc Viện Nghiên cứu Thống nhất Hàn Quốc (KINU) đã đánh giá cao khái niệm “Lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu trong bài diễn văn khai mạc.
Theo Giáo sư Son Gi-woong, thực tế cho thấy ở khu vực châu Á hiện đang tồn tại rất nhiều sự bất đồng, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều quốc gia. Những bất đồng đó không chỉ tồn tại trong bản thân một quốc gia mà còn hướng ra bên ngoài quốc gia đó.
Khái niệm “Lòng tin chiến lược” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói ở đây là đề cập đến sự tin tưởng và hợp tác giữa các quốc gia để giảm thiểu bất đồng, cùng nhau xây dựng nền hòa bình và sự ổn định trong khu vực. Giáo sư nhấn mạnh thêm rằng “Chúng ta có thể thấy rõ 'Lòng tin chiến lược' thông qua sự hợp tác, tin cậy ở khu vực châu Âu. Và đây cũng là kinh nghiệm tốt mà các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần học tập”.
Giáo sư Son Gi-woong cũng đồng tình với quan điểm mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra về “Vai trò của các cường quốc đối với hòa bình, ổn định ở khu vực” và cho rằng “chiến lược và hành động của các cường quốc này đối với khu vực cần tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền các nước khác”. Có thể nói, thông qua bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hy vọng các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cùng nhau hợp tác, đưa ra ý kiến để cùng nhau giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại hòa bình.
Đề cập đến những vấn đề nổi cộm hiện nay trên Biển Đông, Giáo sư Son Gi-woong cho rằng Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Có thể khẳng định rằng tự do hàng hải ở Biển Đông là yếu tố quan trọng để đảm bảo ổn định của khu vực.
Vì vậy, cũng giống như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rằng giải quyết mọi tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế và sự hợp tác giữa các quốc gia (nếu được thực hiện) chắc chắn sẽ đem lại hòa bình và ổn định cho khu vực này./.
(TTXVN)