Theo Phóng viên TTXVN đưa tin từ Busan (Hàn Quốc), chiều 29/10, Hội thảo quốc tế Hàn-Việt bàn về Luật Biển của Việt Nam và Hàn Quốc đã diễn ra tại Trường Đại học Yongsan (Busan) Hàn Quốc.
Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu Luật Biển (thuộc Viện Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Yongsan phối hợp Viện Khoa học Kỹ thuật Hải Dương Hàn Quốc (trực thuộc Bộ Tài Nguyên, Đất đai và Hải Dương Hàn Quốc) đồng tổ chức.
Tham dự hội thảo có các giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn của Việt Nam và Hàn Quốc. Hội thảo cũng thu hút được sự quan tâm của rất đông sinh viên Hàn Quốc đang học tập tại Đại học Youngsan.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật Biển (thuộc Đại học Youngsan), Jang Seong-ki nhấn mạnh “Trong thời gian gần đây, do việc tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực, kể cả Hàn Quốc và Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và giới học giả quốc tế về luật Biển. Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng việc tổ chức hội thảo với chủ đề “Những diễn biến gần đây liên quan đến Luật Biển Việt Nam và Hàn Quốc” là cơ hội tốt để giới học giả, các nhà nghiên cứu hai nước và bạn bè quốc tế tìm hiểu sâu về Luật Biển của Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời cũng là một điều hết sức hợp lý và phù hợp với xu thế hiện nay.”
Đây cũng là dịp để giới học giả hai nước đưa ra các căn cứ pháp lý mang tính lịch sử và thực tiễn góp phần quan trọng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh hải hiện nay, đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trong tham luận trình bày tại hội thảo, giáo sư-tiến sỹ Võ Khánh Vinh đã trình bày khái quát những nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam.
Giáo sư Võ Khánh Vinh cũng đã giải thích, làm rõ những vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng và công bố Luật Biển Việt Nam.
Giáo sư nhấn mạnh, Luật Biển Việt Nam xác định rõ chủ quyền biển đảo không thể chối cãi của Việt Nam và đây là cơ sở để Việt Nam vận dụng giải quyết các tranh chấp lãnh hải với các quốc gia liên quan trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước Liên hợp quốc về Biển (UNCLOS). Nguyên tắc cơ bản của “Luật Biển Việt Nam” là nhằm tạo cơ sở pháp lý cao trong việc xác định phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự, phát triển kinh tế xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế trên các vùng biển Việt Nam, tạo môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Một lần nữa, các ý kiến phát biểu của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc tại hội thảo nhất trí cho rằng UNCLOS là một văn kiện pháp lý đa phương quan trọng nhất trong hệ thống văn kiện chuyên biệt của Liên hợp quốc. UNCLOS thể hiện sự tương đồng hóa quan điểm của các quốc gia thuộc các vùng biển khác nhau trên cơ sở tính đến lợi ích của tất cả các nước và đây chính là căn cứ pháp lý quan trọng để các quốc gia có biển như Hàn Quốc, Việt Nam và các nước khác khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của mình, phù hợp với công ước quốc tế và cũng là căn cứ xác thực để tiến tới phân định các vùng biển chồng lấn đối với các quốc gia có vùng biển liền kề và đối diện nhau.
Trả lời báo giới, chuyên gia về Luật Biển Kim Sun-hwa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Hải dương Hàn Quốc (KIOST) cho biết “Buổi hội thảo hôm nay được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Tôi rất vui khi được tham dự cuộc hội thảo lần đầu tiên được tổ chức và với tư cách là một nhà nghiên cứu về Luật Biển của Hàn Quốc. Đây cũng là dịp để các học giả hai nước trao đổi và tìm hiểu về Luật Biển của mỗi bên. Tôi hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều cuộc hội thảo như thế này để góp phần tăng cường hoạt động giao lưu giữa học giả hai nước đồng thời cũng là dịp để các nhà nghiên cứu Hàn Quốc và Việt Nam có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề tranh chấp lãnh hải mà cả hai bên đang gặp phải. Qua đó, chúng ta có thể cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm để tìm ra giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề tranh chấp hiện nay, góp phần gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, Luật Biển Việt Nam được các học giả, nhà nghiên cứu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra thảo luận tại hai thành phố lớn là thủ đô Seoul và thành phố biển Busan của Hàn Quốc./.
Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu Luật Biển (thuộc Viện Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Yongsan phối hợp Viện Khoa học Kỹ thuật Hải Dương Hàn Quốc (trực thuộc Bộ Tài Nguyên, Đất đai và Hải Dương Hàn Quốc) đồng tổ chức.
Tham dự hội thảo có các giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn của Việt Nam và Hàn Quốc. Hội thảo cũng thu hút được sự quan tâm của rất đông sinh viên Hàn Quốc đang học tập tại Đại học Youngsan.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật Biển (thuộc Đại học Youngsan), Jang Seong-ki nhấn mạnh “Trong thời gian gần đây, do việc tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực, kể cả Hàn Quốc và Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và giới học giả quốc tế về luật Biển. Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng việc tổ chức hội thảo với chủ đề “Những diễn biến gần đây liên quan đến Luật Biển Việt Nam và Hàn Quốc” là cơ hội tốt để giới học giả, các nhà nghiên cứu hai nước và bạn bè quốc tế tìm hiểu sâu về Luật Biển của Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời cũng là một điều hết sức hợp lý và phù hợp với xu thế hiện nay.”
Đây cũng là dịp để giới học giả hai nước đưa ra các căn cứ pháp lý mang tính lịch sử và thực tiễn góp phần quan trọng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh hải hiện nay, đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trong tham luận trình bày tại hội thảo, giáo sư-tiến sỹ Võ Khánh Vinh đã trình bày khái quát những nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam.
Giáo sư Võ Khánh Vinh cũng đã giải thích, làm rõ những vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng và công bố Luật Biển Việt Nam.
Giáo sư nhấn mạnh, Luật Biển Việt Nam xác định rõ chủ quyền biển đảo không thể chối cãi của Việt Nam và đây là cơ sở để Việt Nam vận dụng giải quyết các tranh chấp lãnh hải với các quốc gia liên quan trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước Liên hợp quốc về Biển (UNCLOS). Nguyên tắc cơ bản của “Luật Biển Việt Nam” là nhằm tạo cơ sở pháp lý cao trong việc xác định phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự, phát triển kinh tế xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế trên các vùng biển Việt Nam, tạo môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Một lần nữa, các ý kiến phát biểu của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc tại hội thảo nhất trí cho rằng UNCLOS là một văn kiện pháp lý đa phương quan trọng nhất trong hệ thống văn kiện chuyên biệt của Liên hợp quốc. UNCLOS thể hiện sự tương đồng hóa quan điểm của các quốc gia thuộc các vùng biển khác nhau trên cơ sở tính đến lợi ích của tất cả các nước và đây chính là căn cứ pháp lý quan trọng để các quốc gia có biển như Hàn Quốc, Việt Nam và các nước khác khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của mình, phù hợp với công ước quốc tế và cũng là căn cứ xác thực để tiến tới phân định các vùng biển chồng lấn đối với các quốc gia có vùng biển liền kề và đối diện nhau.
Trả lời báo giới, chuyên gia về Luật Biển Kim Sun-hwa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Hải dương Hàn Quốc (KIOST) cho biết “Buổi hội thảo hôm nay được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Tôi rất vui khi được tham dự cuộc hội thảo lần đầu tiên được tổ chức và với tư cách là một nhà nghiên cứu về Luật Biển của Hàn Quốc. Đây cũng là dịp để các học giả hai nước trao đổi và tìm hiểu về Luật Biển của mỗi bên. Tôi hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều cuộc hội thảo như thế này để góp phần tăng cường hoạt động giao lưu giữa học giả hai nước đồng thời cũng là dịp để các nhà nghiên cứu Hàn Quốc và Việt Nam có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề tranh chấp lãnh hải mà cả hai bên đang gặp phải. Qua đó, chúng ta có thể cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm để tìm ra giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề tranh chấp hiện nay, góp phần gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, Luật Biển Việt Nam được các học giả, nhà nghiên cứu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra thảo luận tại hai thành phố lớn là thủ đô Seoul và thành phố biển Busan của Hàn Quốc./.
Anh Nguyên/Seoul (Vietnam+)