Hỏi đáp COVID-19: Làm gì để giảm biến chứng giọng nói sau khi mắc bệnh

Quá trình điều trị các triệu chứng COVID-19 như ho dai dẳng, đặt ống thở, trào ngược dạ dày thực quản,... gây ra những biến chứng về giọng nói và tiêu hóa ngay cả khi bệnh nhân đã bình phục.

Hỏi: Ngày càng nhiều bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 gặp các biến chứng liên quan đến giọng nói hoặc nuốt khi tiêu hóa. Nguyên nhân là do các ảnh hưởng trong quá trình điều trị như ho dai dẳng, đặt ống thở, trào ngược dạ dày thực quản,... 

Trả lời: Các thay đổi về giọng nói gồm khàn giọng, tiếng nói nhỏ hơn trước, nói bị hụt hơi, cần gắng sức để nói, đau khô cổ họng. Với người gặp khó khăn khi nuốt, một số dấu hiệu thường gặp là sặc, ho trong hoặc sau khi nuốt, khó nhai thức ăn, cảm giác mắc kẹt trong cổ họng, đau khi nuốt, khó khăn kiểm soát nước bọt, thức ăn rơi vãi từ mũi hoặc miệng, thể chất kém và dễ mệt mỏi trong suốt bữa ăn.

Để chăm sóc giọng nói, người có các biểu hiện trên cần uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Khi thấy ngứa trong học, người bệnh có nên thực hiện các động tác nuốt hoặc ngáp. Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản, nên kê đầu giường cao hơn 30 độ. Bên cạnh đó, các đồ uống có chứa cồn, caffein, thức uống có ga cũng cần được hạn chế./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục