Ngày 7/9, tại Hà Nội, Hội nghị toàn cầu lần thứ hai về Nông nghiệp, An ninh lương thực và Biến đổi khí hậu (AFC) đã kết thúc tốt đẹp.
Sau năm ngày làm việc tích cực với sự tham gia của khoảng 500 đại biểu gồm các Bộ trưởng, đại diện của các quốc gia, các nhà nghiên cứu khoa học, tổ chức quốc tế, Hội nghị AFC đã ra bản Thông cáo Hà Nội với một số thông điệp chính.
Bản Thông cáo nhấn mạnh rằng an ninh lương thực đã, đang và sẽ vẫn là một vấn đề quan trọng đối với hội đồng quốc tế, khi mà sản lượng lương thực toàn cầu phải tăng ít nhất 70% vào năm 2050 để đủ nuôi sống 9 tỷ người. An ninh lương thực, đói nghèo, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là những vấn đề không thể tách rời; đồng thời các chính sách nông nghiệp có một vai trò rất quan trọng để giải quyết những thách thức này.
Các thông điệp chính của Bản Thông cáo Hà Nội gồm Nông nghiệp thân thiện với môi trường - Quan điểm hướng tới tương lai. Những chính sách và phương pháp quản trị hướng tới tương lai. Quản lý rủi ro và biến động giá - Khi khí hậu đang dần biến đổi. Khoa học, đổi mới và nghiên cứu ứng dụng ưu tiên hàng đầu cho những người nông dân. Khu vực tư nhân - Doanh nghiệp là động lực của sự thay đổi. Quan hệ đối tác đổi mới, cam kết của tất cả các bên liên quan. Đầu tư vào nông nghiệp bền vững với các hướng tiếp cận nguồn tài chính….
Trong các thông điệp chính nêu trên, việc phải có sự chuyển đổi mô hình trong vai trò của khu vực tư nhân, quan hệ đối tác công - tư (PPP) trong xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững được đặc biệt coi trọng. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua thể chế hóa và mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân vào chuỗi giá trị nông nghiệp, chú ý đến nhu cầu của những hộ nông dân nhỏ; quan hệ đối tác giữa khu vực tư nhân và nông dân/nhóm nông dân và hợp tác xã để thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao.
Bên cạnh đó, hướng tiếp cận các nguồn tài chính là tăng cường hình thức Nhà nước và tư nhân cùng đầu tư cho các hoạt động của quốc gia và cộng đồng nhằm thực hiện các biện pháp nông nghiệp bền vững; chuyển dịch cơ chế đầu tư từ phương thức tiếp cận ngành sang phương thức tổng hợp.
Việc quản lý nhiều loại rủi ro, đặc biệt là trong bối cảnh biến động giá và biến đổi khí hậu toàn cầu cần thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, thúc đẩy các chính sách và các biện pháp cho thị trường hoạt động tốt và ổn định; đảm bảo trợ cấp nông nghiệp không tác động xấu đến giá cả hàng hóa nông nghiệp, thương mại…
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ông Cao Đức Phát, các kết quả của Hội nghị AFC tại Hà Nội sẽ góp phần và liên kết với một loạt các tiến trình của quốc tế, khu vực và của quốc gia khác.
Các kết quả trên sẽ khuyến khích và tăng cường cách tiếp cận hợp tác và sáng tạo, thúc đẩy các quan hệ đối tác mới, đồng thời cũng sẽ tạo thêm động lực đã được xây dựng trong cộng đồng quốc tế, để thúc đẩy các hệ thống thực phẩm toàn cầu bền vững và thúc đẩy an ninh lương thực và sản xuất nông nghiệp bền vững./.
Sau năm ngày làm việc tích cực với sự tham gia của khoảng 500 đại biểu gồm các Bộ trưởng, đại diện của các quốc gia, các nhà nghiên cứu khoa học, tổ chức quốc tế, Hội nghị AFC đã ra bản Thông cáo Hà Nội với một số thông điệp chính.
Bản Thông cáo nhấn mạnh rằng an ninh lương thực đã, đang và sẽ vẫn là một vấn đề quan trọng đối với hội đồng quốc tế, khi mà sản lượng lương thực toàn cầu phải tăng ít nhất 70% vào năm 2050 để đủ nuôi sống 9 tỷ người. An ninh lương thực, đói nghèo, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là những vấn đề không thể tách rời; đồng thời các chính sách nông nghiệp có một vai trò rất quan trọng để giải quyết những thách thức này.
Các thông điệp chính của Bản Thông cáo Hà Nội gồm Nông nghiệp thân thiện với môi trường - Quan điểm hướng tới tương lai. Những chính sách và phương pháp quản trị hướng tới tương lai. Quản lý rủi ro và biến động giá - Khi khí hậu đang dần biến đổi. Khoa học, đổi mới và nghiên cứu ứng dụng ưu tiên hàng đầu cho những người nông dân. Khu vực tư nhân - Doanh nghiệp là động lực của sự thay đổi. Quan hệ đối tác đổi mới, cam kết của tất cả các bên liên quan. Đầu tư vào nông nghiệp bền vững với các hướng tiếp cận nguồn tài chính….
Trong các thông điệp chính nêu trên, việc phải có sự chuyển đổi mô hình trong vai trò của khu vực tư nhân, quan hệ đối tác công - tư (PPP) trong xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững được đặc biệt coi trọng. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua thể chế hóa và mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân vào chuỗi giá trị nông nghiệp, chú ý đến nhu cầu của những hộ nông dân nhỏ; quan hệ đối tác giữa khu vực tư nhân và nông dân/nhóm nông dân và hợp tác xã để thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao.
Bên cạnh đó, hướng tiếp cận các nguồn tài chính là tăng cường hình thức Nhà nước và tư nhân cùng đầu tư cho các hoạt động của quốc gia và cộng đồng nhằm thực hiện các biện pháp nông nghiệp bền vững; chuyển dịch cơ chế đầu tư từ phương thức tiếp cận ngành sang phương thức tổng hợp.
Việc quản lý nhiều loại rủi ro, đặc biệt là trong bối cảnh biến động giá và biến đổi khí hậu toàn cầu cần thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, thúc đẩy các chính sách và các biện pháp cho thị trường hoạt động tốt và ổn định; đảm bảo trợ cấp nông nghiệp không tác động xấu đến giá cả hàng hóa nông nghiệp, thương mại…
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ông Cao Đức Phát, các kết quả của Hội nghị AFC tại Hà Nội sẽ góp phần và liên kết với một loạt các tiến trình của quốc tế, khu vực và của quốc gia khác.
Các kết quả trên sẽ khuyến khích và tăng cường cách tiếp cận hợp tác và sáng tạo, thúc đẩy các quan hệ đối tác mới, đồng thời cũng sẽ tạo thêm động lực đã được xây dựng trong cộng đồng quốc tế, để thúc đẩy các hệ thống thực phẩm toàn cầu bền vững và thúc đẩy an ninh lương thực và sản xuất nông nghiệp bền vững./.
Hoàng Tùng (TTXVN)