Hội nghị APPF-26 tại Hà Nội bước vào ngày làm việc đầu tiên

Bước vào ngày làm việc đầu tiên 18/1, Hội nghị Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) có nhiều hoạt động với sự tham gia đông đảo của đại biểu trong nước và quốc tế.
Hội nghị APPF-26 tại Hà Nội bước vào ngày làm việc đầu tiên ảnh 1Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ khai mạc Hội nghị Thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18-21/1/2018 với chủ đề “Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo và phát triển bền vững.”

Bước vào ngày làm việc đầu tiên 18/1, Hội nghị APPF-26 có nhiều hoạt động với sự tham gia đông đảo của đại biểu trong nước và quốc tế.

Trong ngày có các hoạt động: Lễ khai mạc Hội nghị APPF-26; phiên họp Nữ Nghị sỹ về thúc đẩy bình đẳng giới vì phát triển bền vững và thịnh vượng chung; phiên họp của Cố vấn và Thư ký các đoàn; phiên họp Ban Chấp hành; tiệc chiêu đãi của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương.

Phiên họp Nữ Nghị sỹ tập trung bàn về chủ đề 'Thúc đẩy bình đẳng giới vì phát triển bền vững và thịnh vượng chung."

Bình đẳng giới là mục tiêu số 5 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững, vì vậy bình đẳng giới là một ưu tiên hàng đầu đối với mọi quốc gia và là một trong những chuẩn mực để đánh giá về sự phát triển và tiến bộ xã hội. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục bị phân biệt đối xử và là nạn nhân của bạo lực.

Bình đẳng giới là mục tiêu số 5 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững và điều này có nghĩa là bình đẳng giới là một ưu tiên hàng đầu đối với mọi quốc gia và là một trong những chuẩn mực để đánh giá về sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ sau khi triển khai các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục bị phân biệt đối xử và nạn bạo lực. Do đó, vấn đề bình đẳng giới không chỉ là quyền cơ bản của con người mà là nền tảng cần thiết để xây dựng thế giới hòa bình, thịnh vượng và bền vững.

Việc Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức lần thứ hai, Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thể hiện vai trò, trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam trong Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương, góp phần truyền tải mạnh mẽ thông điệp và hình ảnh Quốc hội Việt Nam ngành đổi mới, năng động, tích cực và trách nhiệm quốc tế./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục