Nhân dịp Hội nghị Cấp cao lần thứ 17 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra tại Hà Nội, báo Bưu điện Jakarta số ra ngày 25/10 đăng trên trang nhất bài viết trong đó nhấn mạnh rằng việc làm sâu sắc và mở rộng liên kết trong khu vực sẽ củng cố vị thế của ASEAN là một trung tâm của vùng Đông Á.
Theo bài báo, tại Hà Nội, các lãnh đạo ASEAN sẽ thảo luận một kế hoạch tổng thể mới nhằm tăng cường quan hệ và xây dựng cơ sở hạ tầng mới, cho phép khối này gia tăng sức cạnh tranh.
"Kế hoạch tổng thể liên kết ASEAN" sẽ tập trung vào chiến lược dài hạn của khu vực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, các quan hệ mang tính thể chế và quan hệ giữa nhân dân với nhân dân.
Kế hoạch cũng đề xuất những chiến lược nhằm mở mang đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không, cùng những mạng lưới khác giữa các thành viên ASEAN nhằm giảm bớt sự chênh lệch kinh tế ở Đông Nam Á và giúp ASEAN đạt được mục tiêu trở thành một cộng đồng kinh tế vào năm 2015.
Vụ Trưởng Vụ ASEAN của Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Djauhari Oratmangun cho biết kế hoạch tổng thể kêu gọi tập trung nỗ lực nhằm cải thiện liên kết khu vực trong ba lĩnh vực: liên kết về vật chất như giao thông và cơ sở hạ tầng ICT, liên kết về thể chế như tự do hóa buôn bán và đầu tư, và liên kết nhân dân với nhân dân như du lịch và giáo dục.
Bài báo cũng cho biết các chuyên gia đánh giá kế hoạch tổng thể mới của ASEAN là một bước cần thiết để cải thiện hội nhập kinh tế, cho phép cả khu vực này cạnh tranh với các nền kinh tế mới nổi.
Ông Rizal Sukma, Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Jakarta, cho rằng nhờ tăng cường liên kết, khối gồm 560 triệu dân này sẽ được giới đầu tư nhìn nhận như một thị trường thống nhất chứ không phải là từng quốc gia đơn lẻ./.
Theo bài báo, tại Hà Nội, các lãnh đạo ASEAN sẽ thảo luận một kế hoạch tổng thể mới nhằm tăng cường quan hệ và xây dựng cơ sở hạ tầng mới, cho phép khối này gia tăng sức cạnh tranh.
"Kế hoạch tổng thể liên kết ASEAN" sẽ tập trung vào chiến lược dài hạn của khu vực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, các quan hệ mang tính thể chế và quan hệ giữa nhân dân với nhân dân.
Kế hoạch cũng đề xuất những chiến lược nhằm mở mang đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không, cùng những mạng lưới khác giữa các thành viên ASEAN nhằm giảm bớt sự chênh lệch kinh tế ở Đông Nam Á và giúp ASEAN đạt được mục tiêu trở thành một cộng đồng kinh tế vào năm 2015.
Vụ Trưởng Vụ ASEAN của Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Djauhari Oratmangun cho biết kế hoạch tổng thể kêu gọi tập trung nỗ lực nhằm cải thiện liên kết khu vực trong ba lĩnh vực: liên kết về vật chất như giao thông và cơ sở hạ tầng ICT, liên kết về thể chế như tự do hóa buôn bán và đầu tư, và liên kết nhân dân với nhân dân như du lịch và giáo dục.
Bài báo cũng cho biết các chuyên gia đánh giá kế hoạch tổng thể mới của ASEAN là một bước cần thiết để cải thiện hội nhập kinh tế, cho phép cả khu vực này cạnh tranh với các nền kinh tế mới nổi.
Ông Rizal Sukma, Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Jakarta, cho rằng nhờ tăng cường liên kết, khối gồm 560 triệu dân này sẽ được giới đầu tư nhìn nhận như một thị trường thống nhất chứ không phải là từng quốc gia đơn lẻ./.
(TTXVN/Vietnam+)