Ngày 26/12, tại thành phố Vinh (Nghệ An) đã diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ 16 (gọi tắt là APOTC) các tỉnh sử dụng đường 8 và đường 12 của 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình của Việt Nam; Bolikhamxay, Khammouane của Lào; Nakhon Phanom, Sakon Nakhon, Nong Khai và Bung Kan của Thái Lan.
Đây là sự kiện mang ý nghĩa chính trị to lớn, góp phần quan trọng nâng cao mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực tiểu vùng sông Mekong và Hành lang kinh tế Đông Tây.
Dự Hội nghị cấp cao có đại diện của Đại sứ quán Lào và Thái Lan tại Việt Nam, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và các Sở, ngành, các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại.
Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu đến từ các nước khẳng định: Cơ bản tất cả các tỉnh đã thực hiện đúng theo như Biên bản đã ký tại Hội nghị cấp cao lần thứ 15. Các tỉnh đã chủ động phối hợp triển khai có hiệu quả các nội dung đã ký kết, nhất là trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, giao lưu văn hóa, thương mại và du lịch; một số lĩnh vực như nông nghiệp, đầu tư đã có những bước tiến đáng khích lệ, ngày càng đi vào chiều rộng và chiều sâu. Nhờ vậy, trong những năm qua, các tỉnh trong Hiệp hội APOTC đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch; không gian và lĩnh vực hợp tác ngày càng được mở rộng, góp phần quan trọng nâng cao mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực tiểu vùng sông Mêkông và Hành lang kinh tế Đông Tây.
Lượng khách du lịch Lào, Thái Lan đến các tỉnh của Việt Nam ngày càng nhiều, bằng các tour du lịch chất lượng cao. Các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình đã tiếp nhận đào tạo chuyên ngành tiếng Việt cho hơn 380 sinh viên Lào, Thái. Nhiều sinh viên của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình cũng được đào tạo ngoại ngữ tại các tỉnh của Lào, Thái Lan có sử dụng đường 8, đường 12.
Trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nhờ những chính sách đúng đắn và năng động của Chính phủ Việt Nam, các tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, nên đã khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường mở rộng hợp tác với các tỉnh của Lào, Thái Lan, đem lại những lợi ích kinh tế lớn. Kim ngạch xuất khẩu của Quảng Bình qua cửa khẩu Cha Lo năm 2012 đạt 23 triệu USD; Nghệ An xuất khẩu sang thị trường Lào tăng 39,548 triệu USD; hàng hóa của Hà Tĩnh xuất khẩu sang Lào chủ yếu vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, nông, hải sản, giống cao su, thuốc y tế... Ngoài những lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội mà các bên đạt được, những hoạt động hợp tác còn góp phần vun đắp thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa 3 đất nước: Việt Nam-Lào-Thái Lan ngày càng bền chặt hơn.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, do điều kiện kinh tế các tỉnh trong tiểu vùng còn khó khăn, sự khác biệt về luật pháp và thủ tục hành nên kết quả hợp tác chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi tỉnh. Mặc dù, các tỉnh đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hoá qua lại giữa các nước, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong xu thế hội nhập. Hoạt động du lịch được thúc đẩy phát triển nhưng nhìn chung chưa tạo được bước đột phá mạnh mẽ; kết cấu hạ tầng cũng như chất lượng phục vụ trong lĩnh vực du lịch mặc dù đã có nhiều nâng cấp song vẫn còn có sự chênh lệch giữa các tỉnh. Số doanh nghiệp liên kết, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế giữa các tỉnh chưa nhiều.
Tại hội nghị lần này, 9 tỉnh của 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan cũng đánh giá tình hình thực hiện các nội dung Biên bản Hội nghị APOTC lần thứ 15, nhấn mạnh tiềm năng, lợi thế của mỗi tỉnh và đề ra phương hướng hợp tác phù hợp nhằm đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các tỉnh trong Hiệp hội APOTC đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơn.
Để triển khai hợp tác trong thời gian tới, các tỉnh thống nhất cần tiếp tục thực hiện các nội dung hợp tác trên các lĩnh vực; thúc đẩy hợp tác hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại, phát triển du lịch, trao đổi văn hoá, giao lưu thể thao nhằm tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị phát triển; quan tâm hơn nữa đến xây dựng, nâng cấp các cơ sở khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác nhằm phục vụ du khách tốt hơn, đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá về các tour, tuyến, điểm du lịch trong khuôn khổ hợp tác đường 8 và đường 12 thường xuyên hơn, hình thức phong phú hơn.
Bên lề hội nghị, từ ngày 24/12 đến ngày 26/12, tại Nghệ An cũng diễn ra Hội chợ thương mại quốc tế với quy mô hơn 300 gian hàng với sự tham gia của các tỉnh thành viên trong Hiệp hội APOTC, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Nghệ An. Đây là dịp doanh nghiệp các tỉnh trong Hiệp hội APOTC cũng như các doanh nghiệp trong nước tuyên truyền quảng bá các sản phẩm hàng hóa, du lịch của mình trước thềm năm mới 2013./.
Đây là sự kiện mang ý nghĩa chính trị to lớn, góp phần quan trọng nâng cao mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực tiểu vùng sông Mekong và Hành lang kinh tế Đông Tây.
Dự Hội nghị cấp cao có đại diện của Đại sứ quán Lào và Thái Lan tại Việt Nam, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và các Sở, ngành, các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại.
Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu đến từ các nước khẳng định: Cơ bản tất cả các tỉnh đã thực hiện đúng theo như Biên bản đã ký tại Hội nghị cấp cao lần thứ 15. Các tỉnh đã chủ động phối hợp triển khai có hiệu quả các nội dung đã ký kết, nhất là trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, giao lưu văn hóa, thương mại và du lịch; một số lĩnh vực như nông nghiệp, đầu tư đã có những bước tiến đáng khích lệ, ngày càng đi vào chiều rộng và chiều sâu. Nhờ vậy, trong những năm qua, các tỉnh trong Hiệp hội APOTC đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch; không gian và lĩnh vực hợp tác ngày càng được mở rộng, góp phần quan trọng nâng cao mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực tiểu vùng sông Mêkông và Hành lang kinh tế Đông Tây.
Lượng khách du lịch Lào, Thái Lan đến các tỉnh của Việt Nam ngày càng nhiều, bằng các tour du lịch chất lượng cao. Các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình đã tiếp nhận đào tạo chuyên ngành tiếng Việt cho hơn 380 sinh viên Lào, Thái. Nhiều sinh viên của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình cũng được đào tạo ngoại ngữ tại các tỉnh của Lào, Thái Lan có sử dụng đường 8, đường 12.
Trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nhờ những chính sách đúng đắn và năng động của Chính phủ Việt Nam, các tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, nên đã khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường mở rộng hợp tác với các tỉnh của Lào, Thái Lan, đem lại những lợi ích kinh tế lớn. Kim ngạch xuất khẩu của Quảng Bình qua cửa khẩu Cha Lo năm 2012 đạt 23 triệu USD; Nghệ An xuất khẩu sang thị trường Lào tăng 39,548 triệu USD; hàng hóa của Hà Tĩnh xuất khẩu sang Lào chủ yếu vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, nông, hải sản, giống cao su, thuốc y tế... Ngoài những lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội mà các bên đạt được, những hoạt động hợp tác còn góp phần vun đắp thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa 3 đất nước: Việt Nam-Lào-Thái Lan ngày càng bền chặt hơn.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, do điều kiện kinh tế các tỉnh trong tiểu vùng còn khó khăn, sự khác biệt về luật pháp và thủ tục hành nên kết quả hợp tác chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi tỉnh. Mặc dù, các tỉnh đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hoá qua lại giữa các nước, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong xu thế hội nhập. Hoạt động du lịch được thúc đẩy phát triển nhưng nhìn chung chưa tạo được bước đột phá mạnh mẽ; kết cấu hạ tầng cũng như chất lượng phục vụ trong lĩnh vực du lịch mặc dù đã có nhiều nâng cấp song vẫn còn có sự chênh lệch giữa các tỉnh. Số doanh nghiệp liên kết, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế giữa các tỉnh chưa nhiều.
Tại hội nghị lần này, 9 tỉnh của 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan cũng đánh giá tình hình thực hiện các nội dung Biên bản Hội nghị APOTC lần thứ 15, nhấn mạnh tiềm năng, lợi thế của mỗi tỉnh và đề ra phương hướng hợp tác phù hợp nhằm đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các tỉnh trong Hiệp hội APOTC đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơn.
Để triển khai hợp tác trong thời gian tới, các tỉnh thống nhất cần tiếp tục thực hiện các nội dung hợp tác trên các lĩnh vực; thúc đẩy hợp tác hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại, phát triển du lịch, trao đổi văn hoá, giao lưu thể thao nhằm tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị phát triển; quan tâm hơn nữa đến xây dựng, nâng cấp các cơ sở khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác nhằm phục vụ du khách tốt hơn, đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá về các tour, tuyến, điểm du lịch trong khuôn khổ hợp tác đường 8 và đường 12 thường xuyên hơn, hình thức phong phú hơn.
Bên lề hội nghị, từ ngày 24/12 đến ngày 26/12, tại Nghệ An cũng diễn ra Hội chợ thương mại quốc tế với quy mô hơn 300 gian hàng với sự tham gia của các tỉnh thành viên trong Hiệp hội APOTC, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Nghệ An. Đây là dịp doanh nghiệp các tỉnh trong Hiệp hội APOTC cũng như các doanh nghiệp trong nước tuyên truyền quảng bá các sản phẩm hàng hóa, du lịch của mình trước thềm năm mới 2013./.
Viết Hùng (TTXVN)