Hội nghị chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã chính thức khai mạc ngày 19/5 tại khách sạn Furama, Đà Nẵng, với sự tham gia của 26 nước, Liên minh châu Âu và đại diện Thư ký ASEAN.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì phiên khai mạc.
Hội nghị tập trung trao đổi, đánh giá khái quát về tình hình an ninh quốc tế và khu vực và tình nguyện thông báo về chính sách an ninh (ASPC) của các thành viên tham dự.
Hội nghị thảo luận chủ đề "Phát huy hơn nữa các tiềm năng của ARF trong giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống tại khu vực."
Hội nghị cũng được nghe thông báo tóm tắt kết quả cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 4 (ADMM-4) tại Hà Nội, Việt Nam và một số vấn đề khác.
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) chính thức ra đời vào ngày 25/7/1994 tại Bangkok (Thái Lan), đến nay đã có 27 nước tham gia gồm 10 nước ASEAN, 10 bên đối thoại của ASEAN, gồm Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Canada và EU và các nước khác, gồm Papua New Guinea, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Timor Leste.
ARF được xác định là diễn đàn đối thoại và hợp tác giữa các nước tham gia về các vấn đề an ninh chính trị khu vực, sẽ tiến triển qua ba giai đoạn xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và xem xét phương cách giải quyết xung đột.
Nguyên tắc hoạt động của ARF là tiệm tiến, tốc độ hợp tác thoải mái phù hợp với các bên tham gia, đối thoại và hợp tác trên cơ sở tự nguyện, quyết định dựa trên tham khảo ý kiến và đồng thuận của các nước tham gia.
Chương trình nghị sự của hội nghị sẽ được quyết định thông qua sự đồng thuận và mức độ hài lòng của tất cả các thành viên. Hiện ASPC đang chuyển dần từ đối thoại chính sách sang hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể và liên quan tới tất cả các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của ARF (chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, giảm nhẹ thiên tai, an ninh biển).
Với tư cách là một trong những nước đầu tiên, Việt Nam tham gia đầy đủ các hoạt động ARF trên tất cả các kênh, hoàn thành tốt nhiệm kỳ chủ tịch 2000-2001.
Trong quá trình tham gia ARF, Việt Nam cùng các nước ASEAN chia sẻ quan điểm cần giữ cho ARF phát triển theo hướng là diễn đàn đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị-an ninh khu vực, duy trì ASEAN là động lực chính của diễn đàn, điều hoà các quan điểm khác biệt giữa các thành viên, thúc đẩy ARF tiến triển vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương.
Song song với các hoạt động trên, thời gian qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động của ARF.
Bộ đã cử cán bộ tham gia hầu hết các hội nghị trong khuôn khổ ARF, đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các văn bản và tài liệu liên quan trong các lĩnh vực hợp tác của ARF. Riêng trong năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ARF (nhiệm kỳ 2009-2010), Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các đối tác Ấn Độ tổ chức và chủ trì thành công nhiều hội nghị.
Nội dung các hội nghị đều tập trung vào thúc đẩy và tăng cường sự hợp tác thiết thực hơn giữa các nước thành viên ARF trong việc đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, sự biến đổi khí hậu và thúc đẩy tiến trình hợp tác phát triển của ARF, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới./.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì phiên khai mạc.
Hội nghị tập trung trao đổi, đánh giá khái quát về tình hình an ninh quốc tế và khu vực và tình nguyện thông báo về chính sách an ninh (ASPC) của các thành viên tham dự.
Hội nghị thảo luận chủ đề "Phát huy hơn nữa các tiềm năng của ARF trong giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống tại khu vực."
Hội nghị cũng được nghe thông báo tóm tắt kết quả cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 4 (ADMM-4) tại Hà Nội, Việt Nam và một số vấn đề khác.
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) chính thức ra đời vào ngày 25/7/1994 tại Bangkok (Thái Lan), đến nay đã có 27 nước tham gia gồm 10 nước ASEAN, 10 bên đối thoại của ASEAN, gồm Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Canada và EU và các nước khác, gồm Papua New Guinea, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Timor Leste.
ARF được xác định là diễn đàn đối thoại và hợp tác giữa các nước tham gia về các vấn đề an ninh chính trị khu vực, sẽ tiến triển qua ba giai đoạn xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và xem xét phương cách giải quyết xung đột.
Nguyên tắc hoạt động của ARF là tiệm tiến, tốc độ hợp tác thoải mái phù hợp với các bên tham gia, đối thoại và hợp tác trên cơ sở tự nguyện, quyết định dựa trên tham khảo ý kiến và đồng thuận của các nước tham gia.
Chương trình nghị sự của hội nghị sẽ được quyết định thông qua sự đồng thuận và mức độ hài lòng của tất cả các thành viên. Hiện ASPC đang chuyển dần từ đối thoại chính sách sang hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể và liên quan tới tất cả các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của ARF (chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, giảm nhẹ thiên tai, an ninh biển).
Với tư cách là một trong những nước đầu tiên, Việt Nam tham gia đầy đủ các hoạt động ARF trên tất cả các kênh, hoàn thành tốt nhiệm kỳ chủ tịch 2000-2001.
Trong quá trình tham gia ARF, Việt Nam cùng các nước ASEAN chia sẻ quan điểm cần giữ cho ARF phát triển theo hướng là diễn đàn đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị-an ninh khu vực, duy trì ASEAN là động lực chính của diễn đàn, điều hoà các quan điểm khác biệt giữa các thành viên, thúc đẩy ARF tiến triển vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương.
Song song với các hoạt động trên, thời gian qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động của ARF.
Bộ đã cử cán bộ tham gia hầu hết các hội nghị trong khuôn khổ ARF, đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các văn bản và tài liệu liên quan trong các lĩnh vực hợp tác của ARF. Riêng trong năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ARF (nhiệm kỳ 2009-2010), Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các đối tác Ấn Độ tổ chức và chủ trì thành công nhiều hội nghị.
Nội dung các hội nghị đều tập trung vào thúc đẩy và tăng cường sự hợp tác thiết thực hơn giữa các nước thành viên ARF trong việc đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, sự biến đổi khí hậu và thúc đẩy tiến trình hợp tác phát triển của ARF, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới./.
Văn Sơn (Vietnam+)